Những đặc điểm hoạt động của nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 79)

I. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

2.Những đặc điểm hoạt động của nhà lãnh đạo

Hoạt động quản lý là dạng lao động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp của các loại lao động trí óc, liên kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa phối hợp các khâu và các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đem lại hiệu quả cao.

Trong hoạt động quản lý, mắt xích trung tâm là ra quyết định. Cho nên có thể quy tụ hoạt

động quản lý ở 3 dạng:

- Hoạt động nhận thức của người lãnh đạo - Hoạt động ra quyết định

- Hoạt động tổ chức thực hiện quyết định

2.1. Đặc điểm chung về hoạt động nhận thức của người lãnh đạo.

Trước khi lựa chọn một phương án cụ thểđể ra quyết định, người lãnh đạo phải nghiên cứu sâu sắc toàn bộ thông tin về vấn đềđịnh giải quyết và diễn biến của chu kỳ hoạt động nó còn phụ thuộc vào nhiều mức độ hiểu biết chính xác và khách quan đối tượng quản lý. Vì thế hoạt

động nhận thức của người lãnh đạo là rất quan trọng.

Hoạt động nhận thức là một trong những hình thức tác động qua lại tích cực nhất của con người với thế giới xung quanh. Theo nghĩa nào đó, quá trình nhận thức là hoạt động thu nhận hết thông tin từđối tượng mà con người không ngừng dựa vào trong những mối quan hệ mới.

Hoạt động nhận thức định ra đối tượng nghiên cứu và chủ thể nhận thức. Giả thiết người lãnh đạo đã có ý kiến chắc chắn về một sự kiện nào đó. Nếu đột nhiên có một thông tin nào đó có tính chất ngược lại thì họ sẽ không tin ngay vào thông tin đó mà phải suy nghĩ xem xét lại những

điều đã biết và đưa thông tin mới vào để nhìn nhận sự kiện.

Như vậy, trong hoạt động nhận thức phải chú ý đến những điểm sau đây:

- Phải trung thành với sự thật dù sự thật đó có buồn đến đâu đi chăng nữa. Phải có một sự

dũng cảm nhất định để nhìn thẳng vào sự thật. Cương quyết chống lại kiểu nghiên cứu có ý kiến trước rồi mới tìm hiểu thực tế và chỉ chú ý tới các sự kiện xác nhận giả thiết đã có sẵn bởi vì trong tình trạng vô cùng phức tạp của các hiện tượng xã hội có thể luôn luôn tìm được những chi tiết riêng rẽ xác định cho bất cứ giả thiết nào.

Nếu có sự can thiệp không đúng thẩm quyền trong trường hợp này dễ làm tổn hại đến uy tín của người lãnh đạo và gây ảnh hưởng đến công việc. Mặt tâm lý của hoạt động nhận thức gắn liền với chủ thể nhận thức.

Chương 5: Tâm lý trong công tác lãnh đạo

Nói chuyện trao đổi (phỏng vấn), nghiên cứu tài liệu, quan sát v.v…Bằng nhiều phương pháp nói trên, chúng ta sẽ tiếp cận thực tế không chỉ trên giấy tờ mà cả trực tiếp để có khái niệm

đầy đủ nhất về bản thân sự kiện và hiện thực.

2.2. Đặc điểm của việc ra quyết định.

Ra quyết định là một biến dạng của hoạt động nhận thức của người lãnh đạo về bản chất tâm lý của họđó là quá trình tư duy. Ra quyết định là nhằm đưa đối tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với nhiệm vụ quản lý.

Suy cho cùng, hiệu quả của quyết định phụ thuộc vào mức độ luận cứ khoa học của nó. Những điều kiện tâm lý cũng có ảnh hưởng đối với hiệu quả những quyết định đã đề ra.

Các quyết định quản lý thường có những khía cạnh tâm lý sau đây:

a. Quyết định với tính cách là một quá trình của sự vận động từ chỗ không hiểu đến chỗ

hiểu biết.

b. Tính chất cá nhân của quyết định

c. Những hậu quả giáo dục của quyết định. Bởi khía cạnh tâm lý đó cho thấy: Người lãnh

đạo đang gặp những khó khăn gì trong quá trình tư duy? Người đó đang trải qua những cảm xúc về tình cảm nào?

- Có những khác biệt cá nhân của tư duy trong quá trình ra quyết định. Người lãnh đạo cần bố trí khéo léo con người, giúp cấp dưới cân nhắc thực hiện quyết định của thủ trưởng.

- Xây dựng mối quan hệ qua lại trong nội bộ tập thể khi ra quyết định, đảm bảo sự thống nhất tư tưởng và hành động khuyến khích sựđóng góp từng người trong quyết định

- Chú ý xem mọi người sẽ chấp nhận quyết định như thế nào? Sẽđiều hòa hoạt động của người dưới quyền ra sao?

- Việc thực hiện quyết định có ảnh hưởng gì đến trí tuệ, tình cảm và ý chí của người thừa hành?

Người quản lý luôn làm việc với con người nên cần có những đặc tính tâm lý riêng biệt để có thể tác động có hiệu quảđến người khác. Đó là:

2.3. Khả năng tác động về mặt tình cảm và ý chí, bao gồm:

a. Khả năng truyền cảm nghị lực của mình cho người khác bằng nét mặt, lời nói, cử chỉ, bằng thái độ của mình đối với con người và sự kiện, bằng những hành động của bản thân.

b. Tính nghiêm khắc đặc trưng bởi sự dũng cảm, linh hoạt trong việc đặt ra những yêu cầu tùy theo hoàn cảnh, tính độc lập, dứt khóat và cương quyết, vận dụng một cách linh hoạt những hình thức nêu những đòi hỏi đối với cấp dưới, từ câu nói đến mệnh lệnh tùy theo trạng thái tâm lý của từng người.

c. Tính phê phán biểu hiện ở khả năng phân tích phê phán một cách độc lập dễ dàng, lập luận một cách lôgic, những nhận xét phê phán, ngay thẳng và dũng cảm.

2.4. Tính cởi mở của cá nhân:

Là một đặc điểm riêng biệt nhưng quan trọng. Đây là một đặc tính tương đối phức tạp, không nên cho rằng đặc điểm này hay đặc điểm khác đối lập với nó tính kín đáo là phẩm chất xấu hay tốt của con người. Nhưng đối với người lãnh đạo hoặc bất cứ người nào làm việc với nhau,

Chương 5: Tâm lý trong công tác lãnh đạo

tiếp xúc nhanh chóng không gượng gạo với bất kỳ người nào, khéo léo tác động đến con người, biết phát biểu trước công chúng v.v…

Đó là phẩm chất không thể tách rời của bất kỳ người lãnh đạo nào. Theo nguồn gốc của nó, đặc điểm này mang tính tổng hợp, nó phụ thuộc không những vào bản chất tự nhiên của người

đó mà cả vào đặc điểm lối sống của họ và những cố gắng của bản thân. Điều đó đã nói lên rằng, phần lớn các trường hợp tính cởi mở của cá nhân có thể được tăng thêm do kết quả của thực tế

giao tiếp rộng rãi và hoạt động có mục đích rõ ràng để phát triển khả năng giao tiếp.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 79)