Tâm trạng tập thể

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 69)

II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRONG TẬP THỂ

3. Tâm trạng tập thể

Khi nói đến tập thể, chúng ta thường nói đến tâm trạng phấn khởi, không khí thân mật,

đoàn kết nhất trí, đang ra sức thực hiện một kế họach sản xuất kinh doanh, hoặc tâm trạng lo âu, không khí căng thẳng, lục đục của một tập thể lủng củng, có sự lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh, khái niệm bầu không khí tâm lý được dùng để xác định tình trạng tinh thần của một tập thể cơ sở.

3.1. Khái niệm:

Tâm trạng tập thể là trạng thái tâm lý – xã hội của tập thể, nó phản ánh tính chất nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên trong tập thểđó.

Như vậy, quan hệ người – người trong tập thể việc tổ chức lao động và bầu không khí có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng tâm trạng tập thểảnh hưởng

đáng kểđến năng suất lao động. Cho nên quan tâm đến việc tạo bầu không khí tâm lý tươi vui, phấn khởi, lạc quan là nhiệm vụ rất quan trọng của người lãnh đạo.

Bầu không khí tâm lý thường được hiểu là trạng thái tình cảm tế nhị của tập thể, quan hệ

tình cảm giữa các cá nhân. Một số quan điểm khác cho rằng bầu không khí tâm lý xã hội của tập thể lao động là nét đặc trưng phản ánh thực trạng các mối quan hệ và tình cảm giữa các cá nhân, các bộ phận trên cơ sở các mối quan hệ chính thức trong tập thể lao động, tâm lý tập thể lao động là tâm trạng chung của tập thểđược tạo ra trong quá trình lao động thông qua giao tiếp hàng ngày. Tâm trạng chung của tập thểđược tạo dựng sau khi đã trải qua quá trình sàng lọc, có tính

ổn định tương đối so với các quan hệ diễn ra hàng ngày trong tập thể.

3.2. Tâm trạng của tập thể các dấu hiệu quan trọng cần chú ý là:

1. Sự hài lòng hay không hài lòng của các thành viên trong tập thểđối với các khía cạnh khác nhau trong công việc và trong cuộc sống.

2. Sự hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người và uy tín của người lãnh đạo 3. Tình đòan kết gắn bó giữa các thành viên trong tập thể

4. Mức độ tham gia của các thành viên vào công tác quản lý và tự quản 5. Tính kỷ luật, tự giác…

Một yếu tốảnh hưởng đến tâm trạng tập thể và tâm trạng cá nhân. Trong tập thể có cơ chế

lan truyền tâm lý, tức là trạng thái tâm lý của cá nhân này, của nhóm người này có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của cá nhân khác, nhóm khác.

Vì vậy chỉ cần vài người có tâm trạng nào đó, với những điều kiện nhất định nó sẽ lan tỏa khắp tập thể. Tâm trạng tập thể phản ánh điều kiện sống và làm việc của tập thể. Hoàn cảnh kinh

Chương 4: Tập thể và đặc điểm tâm lý tập thể

tế sung túc, lao động tổ chức có khoa học, quan hệ giữa mọi người tốt đẹp sẽ tạo nên tâm trạng phấn khởi, yêu đời. Hoàn cảnh có nhiều khó khăn, các nhà lãnh đạo mắc nhiều sai lầm, nội bộ lục

đục thường gây nên tâm trạng bi quan, thất vọng.

Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo vững vàng mọi người đòan kết và nhìn thấy tương lai tươi sáng, ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn vươn tới tương lai tốt đẹp hơn thì tập thể

vẫn có tâm trạng tích cực.

Cũng có khi tâm trạng tập thể phụ thuộc vào lề lối lãnh đạo. Người lãnh đạo nào biết tổ

chức công việc một cách khoa học, phát huy được sức mạnh của quần chúng, biết đánh giá cao các hoạt động của những cá nhân và nhóm người tích cực, chăm lo cải thiện đời sống của quần chúng thì nhất định sẽ tạo ra được tâm trạng dễ chịu trong tập thể.

Như vậy, những người lãnh đạo, các tổ chức Đảng, Đoàn TNCS, công đoàn cùng những cá nhân tiên tiến trong tập thểđóng vai trò quyết định trong việc tạo ra tính chất của bầu không khí vui tươi, tâm trạng thỏai mái.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)