IV. QUY LUẬT TÂM LÝ CHI PHỐI HỌAT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
2. Quy luật tâm lý tình cảm
2.1. Quy luật thích ứng của tình cảm:
Một xúc cảm tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi, thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống, hiện tượng đó thường gọi là sự “sự chai sạn” trong tình cảm.
Hiện tượng phổ biến trong cuộc sống “xa thương, gần thường” chính là do quy luật này tạo nên. Trong thực tế, muốn giữđược tình cảm không bị suy yếu thì phải thường xuyên gây cho nhau những cảm xúc mới mẻ, tránh sựđơn điệu. Trong hoạt động và đời sống hàng ngày, quy luật này được ứng dụng một cách có kết quả. Chẳng hạn: Để làm sao cho học sinh không còn nhút nhát, sợ bị gọi lên bảng thì giáo viên thường xuyên “ưu tiên” gọi học sinh đó lên bảng, với những câu hỏi vừa sức và một thái độ khuyến khích, động viên, nhằm củng cố và tăng lòng tự tin của em
đó.
Chương 2: Con người trong hệ thống quản lý dưới giác độ tâm lý
2.2. Quy luật tương phản: (hay cảm ứng, đối cực):
Đó là sự tác động qua lại giữa xúc cảm – tình cảm âm tính và dương tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng một loại cụ thể là: Một xúc cảm tình cảm này có thể tăng cường một xúc cảm tình cảm khác đối cực với nó xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó.
Ví dụ: Khi chấm bài, sau một lọat bài kém, lúc gặp một bài khá thì giáo viên thấy hài lòng hơn nhiều so với trường hợp bài khá đó nằm trong một loạt bài khá đã gặp trước đó.
Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm người ta hay sử dụng quy luật này bằng cách dùng biện pháp “ôn nghèo nhớ khổ”, “ôn cố tri ân”…
2.3. Quy luật di chuyển
Xúc cảm tình cảm của con người có thể di chuyển từđối tượng này sang đối tượng khác. Văn học đã ghi nhận nhiều biểu hiện cụ thể của quy luật này trong đời sống con người như:
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cũng hay gặp hiện tượng “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”…
Quy luật này nhắc nhở chúng ta chú ý kiểm soát thái độ cảm xúc của mình, làm cho nó mang tính chất có chọn lọc tích cực, tránh “vơđũa cả nắm”, “giận cá chém thớt”, cũng như tránh tình cảm tràn lan, không biên giới.
2.4. Quy luật pha trộn
Sự pha trộn của xúc cảm – tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính của biểu tượng với màu sắc dương tính của nó, hơn nữa, màu sắc âm tính còn là nguồn gốc và điều kiện nảy sinh màu sắc dương tính.
Tính pha trộn cho phép hai xúc cảm, hai tình cảm đối lập nhau có thể cùng tồn tại ở một con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau.
Ví dụ: Sự pha trộn giữa xúc cảm lo âu và tự hào của những vận động viên leo núi, thám hiểm. Hay cảm giác vừa yêu lại vừa ghét, giận mà thương.
2.5. Quy luật lây lan
Xúc cảm tình cảm của người này có thể lây lan sang người khác.
Trong đời sống hàng ngày, ta thường thấy các hiện tượng vui lây, buồn lây, thông cảm,
đồng cảm…Tình cảm của tập thể, tâm trạng của xã hội được hình thành trên cơ sở cơ sở quy luật này.
Quy luật lây lan của xúc cảm tình cảm có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động tập thể của con người như lao động, học tập, chiến đấu. Trong hoạt động giáo dục, quy luật này là một trong những cơ sở của nguyên tắc: “Giáo dục trong tập thể”.