Quy luật tâm lý dùng người

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 48)

IV. QUY LUẬT TÂM LÝ CHI PHỐI HỌAT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

4.Quy luật tâm lý dùng người

Dùng người là nghệ thuật làm việc cao nhất, muốn đạt tới cảnh giới hoàn mỹ, người lãnh

đạo phải có hiểu biết rõ ràng về phẩm chất, tu dưỡng đức hạnh học thức của người được tuyển chọn.

Mỗi lãnh đạo thu được những thành quả lớn trong lịch sử chẳng có bí quyết nào khác, chỉ

là họ biết nhìn người, dùng người, có được nhân tài hàng đầu trong thiên hạ, có thể lượng tài mà sử dụng và bổ sung những khiếm khuyết của họ, để nhân tài phát huy điểm mạnh đặc biệt của họ.

Lãnh đạo muốn nhìn người nhất định phải có tấm lòng thẳng thắn quan điểm rộng mở. Chỉ có khát vọng cầu tài mới tìm thấy được những ưu điểm trong số những khuyết điểm. Ngày nay có những vị lãnh đạo vì mong muốn tìm được người toàn diện đã thay hết những cán bộ có tâm huyết với công việc, có năng lực làm việc, cũng có chút khuyết điểm tật xấu, đề cử vào vị trí lãnh đạo những người không có tật xấu gì nhưng bình thường không nổi bật, không sáng tạo ra

được những cái mới, kết quả làm tổn thất lớn cho công việc.

Nếu yêu cầu những người mình sử dụng không có khuyết điểm, không sai sót, thì cái thu

được phần nhiều là những kẻ bình thường không có gì nổi bật, mà tổ chức dưới sự lãnh đạo của họ cũng chỉ có thể trở thành một tổ chức tầm thường không phạm sai lầm nhưng cũng không có thành tích. Thực ra người giỏi không có nghĩa là người biết làm, người biết làm không phải là người hoàn thiện.

Cahers cho rằng: “Đối với một nhà kinh doanh mà nói, thà trọngdụng một người biết làm mà có khuyết điểm chứ quyết không tiến cử những kẻ bất tài bình thường và ổn định”.

Ưu điểm và khuyết điểm của một người thường ảnh hưởng lẫn nhau. Lênin nói : “Hơn một nửa khuyết điểm của con người có liên hệ với những ưu điểm của con người”. Yêu cầu toàn tài, nhưng lại không dùng được một người tất sẽ mất đi một đội ngũ những người có năng lực tinh nhanh tháo vát, dũng cảm.

Chương 2: Con người trong hệ thống quản lý dưới giác độ tâm lý

Từ việc biểu dương cái tốt, tránh cái xấu, đến tôn trọng cáitốt mà nén cái xấu xuống thì cóthể biến những nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực là cho nhân tài của chúng ta xuất hiện nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 48)