6. Về nội dung của luận văn
1.3.5. Phong cách phục vụ
Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh ăn uống ngoài việc thực hiện hoạt động sản xuất ra đồ ăn, thức uống thì còn thực hiện việc bán sản phẩm đến từng khách hàng thông qua hình thức phục vụ trực tiếp. Quá trình phục vụ được thực hiện qua các giai đoạn:
36 + Giai đoạn 1: Chuẩn bị phục vụ. + Giai đoạn 2: Đón tiếp khách. + Giai đoạn 3: Phục vụ khách.
+ Giai đoạn 4: Thanh toán, tiễn khách và thu dọn.
Trong bốn giai đoạn này giai đoạn 2,3,4 là giai đoạn trực tiếp tiếp xúc với khách do đó cần có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, gây được ấn tượng tốt.
Khi đón tiếp: Thể hiện đúng tính cách người Việt Nam, thân thiện, nhiệt tình chu đáo, ân cần niềm nở, nhẹ nhàng, đối với khách nước ngoài cần thực hiện đúng theo nghi thức xã giao.
Khi phục vụ: Từ khi khách bước chân vào nhà hàng cho đến khi khách rời khỏi nhà hàng đòi hỏi nhân viên phục vụ luôn luôn niềm nở đối với khách, nhiệt tình giúp đỡ khách mỗi khi khách cần. Chu đáo trong mọi việc, đặc biệt là người nhân viên cần phải có phong thái tự nhiên, thân nhiện, hiểu rõ các món ăn để có thể tư vấn cho khách sự lựa chọn tốt nhất. Phải có sự am hiểu về kiến thức ẩm thực, đặc biệt là các món ăn, văn hóa ẩm thực Việt Nam. Thao tác nhanh nhẹn, chuẩn xác. Ân cần, chu đáo với trẻ em, người già, người tàn tật. Bình tĩnh khi xử lý các tình huống bất thường xảy ra với phương châm “khách hàng luôn luôn đúng”.
Khi tiễn khách: Thể hiện trong không khí trang trọng, lưu luyến, hỏi thăm cảm tưởng, ý kiến của khách về bữa ăn, đặc biệt với khách lần đầu dùng các món ăn Việt Nam.