Kiến nghị với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam tại một số khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội ( Điển hình tại 3 khách sạn Nikko, Sofitel Metropole và Hilton) (Trang 117)

6. Về nội dung của luận văn

3.3.1.Kiến nghị với cơ quan quản lý

Các cơ quan quản lý cần nhận thức rõ được vai trò của việc khai thác các giá trị ẩm thực trong kinh doanh nhà hàng khách sạn và trong hoạt động du lịch để từ đó phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng hoạt động xúc tiến, quảng bá về ẩm thực Việt đối với thực khách trên thị trường Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung.

Thực hiện các hoạt động xúc tiến ở cấp độ vĩ mô áp dụng hình thức quảng cáo cho cả du lịch và ẩm thực, hiệu quả của quảng cáo sẽ tác động đến cả hai mặt là ăn uống và du lịch. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng quàng cáo và đa dạng hóa quảng cáo có vai trò hết sức quan trọng. Các cơ quan quản lý cần thực hiện các hội chợ liên hoan ẩm thực, tuần lễẩm thực Hà Nội, Sapa, Cần Thơ, các vùng miền… du khách sẽ thưởng thức các món đặc sản của từng vùng miền, qua đó cũng là một trong những yếu tố thu hút khách tới điểm du lịch. Tuy nhiên, để quảng cáo ẩm thực thông qua các hội chợ trên thì Ban tổ chức phải chú ý nâng cao chất lượng của việc tổ chức các sự kiện này.Cần thực hiện hoạt động tuyên truyền tới các đối tượng khách du lịch, các cơ sở kinh doanh và chính quyền địa phương có ý thức trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị ẩm thực của từng vùng, miền. Đặc biệt là những món ăn đặc sắc mang bản sắc giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam. Cụ thể 12 món được công nhận là các món ăn được công nhận trong danh sách top các

109

món ăn đặc sản Việt Nam do tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố quyết định trong hành trình tìm kiếm đặc sản Việt Nam lần thứ nhất 2012 gồm các món sau: Phở Hà Nội, bún chả Hà Nội,bún thang Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài Gòn, cơm tấm Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng.

Các cơ quan quản lý ngành và các cơ quan quản lý giáo dục cần có những chính sách định hướng cụ thể trong việc điều chỉnh và xây dựng chương trình môn học phù hợp với thực tiễn trên toàn bộ hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên cả nước.Tổng cục du lịch với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, cần phối hợp với các bộ ngành liên quan trong việc hoạch định chính sách phù hợp với xu thế phát triển mới.Các chủ trương đường lối chính sách phù hợp sẽ là tiền đề và cơ sở để các cơ sở đào tạo định hướng được công tác đào tạo của mình.

Đồng thời, một hệ thống chuẩn quốc gia phải được xây dựng đặc biệt là chương trình môn học, tài liệu, giáo trình nhằm mục đích đảm bảo tính đồng bộ trong đào tạo, nhận thức của học sinh sinh viên về vấn đề ẩm thực, ẩm thực Việt Nam đặc biệt là đối với chuyên ngành chế biến món ăn và chuyên ngành nhà hàng, khách sạn. Việc điều chỉnh này cần phải đảm bảo sự cân đối trong quá trình xây dựng chương trình môn học theo vùng, miền để khắc phục sự mất cân đối trong chất lượng và dung lượng thông tin, kiến thức, bảo đảm sự đồng bộ về kiến thức giữa các bậc, hệ và cơ sở đào tạo

- Tăng cường công tác quản lý về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực chế biến món ăn, nhà hàng, khách sạn dưới nhiều hình thức như xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định, chính sách, điều triển chỉnh hoạt động đào tạo, nghiên cứu đề án thành lập các cơ sở đào tạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát.

110

- Phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, đảm bảo sự cân đối giữa các cấp bậc, ngành nghề đào tạo. Khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo tại các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, tránh trường hợp trùng lặp hay thiếu sót kiến thức về ẩm thực Việt Nam nói riêng và ẩm thực thế giới nói chung đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực nhà hàng trong tương lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam tại một số khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội ( Điển hình tại 3 khách sạn Nikko, Sofitel Metropole và Hilton) (Trang 117)