Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 153)

hoạt động công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước

Như đã trình bày tại Chương 3 của Luận án, một trong những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong thời gian qua là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế, nhiều quan hệ xã hội phát sinh nhưng pháp luật chưa kịp điều chỉnh hoặc pháp luật thường xuyên thay đổi nên việc áp dụng pháp luật của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Dẫn đến trong hoạt động thanh tra các cơ quan thanh tra không có cơ sở pháp lý để đề xuất biện pháp xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân khi phát hiện những hạn chế bất cập nêu trên. Vấn đề này đòi hỏi khi muốn phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cần thiết để xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước của mình.

Song song với việc hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Cụ thể như sửa đổi Luật thanh tra và những văn bản hướng đẫn thi hành nhằm khắc phục những hạn chế trongtổ chức các cơ quan thanh tra, hoàn thiện những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra; về việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; làm rõ hơn giá trị pháp lý của kết luận thanh tra; các biện pháp bảo đảm cho hoạt động thanh tra và cơ chế giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra… Sửa đổi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan

147

thanh tra nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng; xây dựng cơ chế phòng, chống tham nhũng có hiệu quả…

Bên cạnh những giải pháp nêu trên, để phát huy hiệu quả vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp cũng rất cần sự phối hợp của các cơ quan nhà nước khác, tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Khi các cơ quan thanh tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, thì cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước khác, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

148

Tiểu kết chương 4

Thanh tra có vai trò quan trọng trongbộ máy nhà nước, đặc biệt là trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu cải cách hành chính, yêu cầu khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc kiểm soát quyền hành pháp, một công cụ kiểm soát từ bên trong hệ thống hành pháp.

Quá trình đó cần làm sáng tỏ quan điểm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp đó là phát huy vai trò các cơ quan thanh tra phải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; phải đặt trong tổng thể đổi mới bộ máy nhà nước và trong mối liên hệ với các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước khác; phải quán triệt quan điểm của Đảng về công tác thanh tra; phải khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước thời gian qua; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Từ quan điểm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp cần đưa ra các giải pháp để hiện thực hoá quan điểm đã đặt ra. Đó là, tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước theo cấp hành chính, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra; đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước; tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước với các cơ quan có chức năng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp khác; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra; đảm bảo các điều kiện hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra bao gồm: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và thường xuyên tổng kết thực tiễn hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham

149

nhũng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thanh tra; tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, hoạt động của Đoàn thanh tra và công tác đảm bảo cho hoạt động thanh tra; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra tạo sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước từ đó nâng cao hiệu quả công tác thanh tra; tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước.

150

KẾT LUẬN

Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là vấn đề rất được quan tâm trong việc tổ chức thực hiện quyềnlực nhà nước nói chung và quyềnhành pháp nói riêng. Quyền hành pháp cốt lõi chính là quyền tổ chức thực hiện các văn bản của lập pháp, đưa pháp luật vào cuộc sống, tác động lên hành vi của các chủ thể bị quản lý nhằm đạt được mục đích đãđặt ra, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Việc tổ chức thực hiện các văn bản của lập pháp có thể bao gồm việc cụ thể hóa các luật và áp dụng pháp luật trong thực tiễn cuộc sống.

Để thực hiện tốt quyền này, hệ thống hành pháp phải tổ chức các cơ quan hành chính và có đội ngũ công chức thực thi nhiệm vụ của quyền hành pháp. Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Namgồm nhiều cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức theo thứ bậc nhất định từ Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện vàỦy ban nhân dân cấp xã.

Với bộ máy các cơ quan nhà nước được tổ chức ở các cấp hành chính như vậy, một trong những yêu cầu đảm bảo nền hành chính mạnh đó là bộ máy hành chính phải là một thể thống nhất quản lý được chính mình, hoạt động thông suốt; việc chỉ đạo, điều hành trong hệ thống hành pháp được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả; hệ thống hành chính có kỷ luật, cấp dưới tuân thủ cấp trên, mệnh lệnh hành chính được ban hành cần phải được tổ chức đồng bộ; cán bộ, công chức trong hệ thống làm hết chức trách, nhiệm vụ được giao, tận tụy với công việc. Từ đó, việc tổ chức triển khai chính sách, pháp luật của Chính phủ sẽ đảm bảo hiệu quả.

Kiểm soát tính hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo tính chính đáng của bộ máy hành chính nhà nước. Muốn vậy, thủ trưởng cơ quan hànhchính Nhà nước phải có bộ phận, cơ quan chuyên trách thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình để từ đó kịp thời phòng ngừa những vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức đồng thời

151

cũng kịp thờiuốn nắn, xử lý nghiêm minh những cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

Quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan thanh tra là một phần của hệ thống hành pháp nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong hệ thống hành pháp. Việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan thanh tra nhà nước được thực hiệnthông qua việc thực hiện các chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Kết quả công tác thanh tracủa các cơ quan thanh tra nhà nướccung cấp thông tin quan trọng phục vụ cho quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nó là căn cứ để xem xét, xử lý các hành vi vi phạm, điều chỉnh cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước... Thực tiễn thực hiện vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, kiểm soát nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan thanh tra hàng năm phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, tham mưu giải quyết hàng chục nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nướccũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập như việc thực hiện vai trò kiểm soát có lúc chưa kịp thời; đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách còn hạn chế, kết quả thanh tra thiếu tính dự báo; phát hiện, xử lý vi phạm và chấn chỉnh trật tự quản lý chưa cao... Luận án đã chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước như cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt của các cơ quan thanh tra nhà nước tồn tại những hạn chế, bất cập, thường xuyên thay đổi; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra còn chồng chéo; quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước chưa tươngxứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chưa ý thức đầy đủ về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra hiệu quả chưa cao.

152

Từ những nhìn nhận về những yêu cầu khách quan nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp và những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, tác giả đã đưa ra một số quan điểm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp như tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước theo cấp hành chính, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra; đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước; tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước với các cơ quan có chức năng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp khác; tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra; đảm bảo các điều kiện hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 153)