Thời gian qua xuất hiện tình trạng một số cơ quan thanh tra chưa thực sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Hiện tượng một số công chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước vi phạm chuẩn mực đạo đức, thậm chí có một số hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong việc thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: vụ việc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ và nhận hối lộ của Đoàn thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện tại Tổng công ty dầu khí năm 2006, nhiều thành viên trong Đoàn thanh tra đã phải chịu trách nhiệm hình sự hay vụ việc nhận hối lộ của các thành viên Đoàn thanh tra (Thanh tra
143
tỉnh Nam Định) tại Công ty Xây dựng dịch vụ và Hợp tác lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2005…Do vậy, để khắc phục tình trạng này cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể là:
- Thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp trên tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra; tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước cấp dưới, đề cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước phải tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động của các Đoàn thanh tra. Thường xuyên yêu cầu Đoàn thanh tra báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra để nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra. Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý nội bộ cơ quan thanh tra, quản lý hoạt động của Đoàn thanh tra và cán bộ làm công tác thanh tra để quyền thanh tra không bị lạm dụng, cán bộ làm công tác thanh tra không vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng và không tuỳ tiện trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Bởi vì, hoạt động thanh tra thường tiếp xúc với những môi trường kinh tế, cán bộ làm công tác thanh tra nếu không có bản lĩnh vững vàng dễ bị sa ngã, vi phạm pháp luật. Thanh tra Chính phủ nghiên cứu hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra đảm bảo cho hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, không làm cản trở hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đảm bảo cho trình tự, thủ tục và quy trình nghiệp vụ phải được tuân thủ, hạn chế những sai sót và vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra.
- Hoàn thiện các biện pháp chế tài nhằm tăng cường trách nhiệm của cơ quan thanh tra và công chức trong cơ quan thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ. Xử lý trách nhiệm của cơ quan thanh tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra và thành viên của cácĐoàn thanh tra khi tiến hành thanh tra các đối tượng thanh tra không phát hiện ra sai phạm, nhưng sau đó cơ quan nhà nướckhác phát hiện sai phạm.
144
- Có biện pháp khuyến khích, động viên để các cơ quan thanh tra, Đoàn thanh tra tập trung tăng cường phát hiện những sơ hở trong cơ chế chính sách, pháp luật đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo công bằng và khuyến khích những nhân tố tích cực, những người tốt việc tốt.