Song song với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước là quá trình chúng ta hội nhập kinh tế, chính trị với khu vực và quốc tế. Trước xu thế toàn cầu hoá, đất nước ta dần hội nhập khu vực ASEAN và hội nhập với kinh tế quốc tế khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Với sự hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, chúng ta tham gia tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, với sự tham gia tích cực hơn vào các tổ chức quốc tế cũng như là thành viên của các
121
công ước quốc tế, Việt Nam phải thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. Từ đó, đặt ra yêu cầu nội luật hoá cũng như tổ chức thực hiện trên thực tế các cam kết quốc tế.
Quá trình toàn cầu hóa đã, đang và sẽ tác động đến Việt Nam theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Tích cực là thúc đẩy quá trìnhđổi mới cơ cấu tính tế, xã hội theo hướng chuyên môn hóa, tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy nền kinh tế, xã hội năng động hơn. Tuy nhiên, nó cũng cũng có những mặt tiêu cực, nếu không được quản lý hiệu quả, quá trình này gia tăng khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản; ô nhiễm môi trường... Với các cơ quan thanh tra nhà nướcsẽ chịu tác động trực tiếp từ những cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề phát sinh thời gian qua, đó là quá trình tham gia các điều ước quốc tế, nhất là tham gia Tổ chức thương mại thế giới, ký kết các hiệp định thương mại, bảo hộ đầu tư song phương, các cơ quan nhà nước Việt Nam đang đối mặt với những vụ kiện quốc tế từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điển hình là những vụ kiện liên quan đến đất đai khi nhà đầu tư không thực hiện cam kết đầu tư theo tiến độ bị cơ quan nhà nước Việt Nam thu hồi đất, những doanh nghiệp nước ngoài kiện các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý kinh tế; các doanh nghiệp nước ngoài trốn thuế, chuyển giá sang nước khác để thu lợi bất chính các loại thuế của nhà nước...
Vấn đề này đặt ra vai trò của các cơ quan thanh tra phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc giúp các cơ quan quản lý nhà nước có những cảnh báo nhằm hạn chế những sai sót, cẩu thả hay thậm chí là sai lầm trong quá trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, gây thiệt hại về mặt kinh tế cho nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng cần phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân, đồng thời hạn chế những thiệt hại hay rắc rối cho nhà nước khi quản lý các doanh nghiệp nước
122
ngoài, hạn chế những vụ kiện hay những tranh chấp quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là đối tượng của vụ kiện, vai trò ở đây là vai trò tháo gỡ, hoà giải giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài làm hạn chế những vụ kiện có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước.