Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 151)

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Từ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cần phải có giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này. Cụ thể là:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đây là những văn bản quan trọng thiết lập cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Tuy nhiên, các văn bản này thời gian qua thường xuyên bị sửa đổi, bổ sung sau một thời gian ngắn ban hành. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm hơn đến công tác này. Quá trình nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn, phải thu hút được những chuyên gia pháp lý trong và ngoài ngành thanh tra tham gia soạn thảo, biên tập. Cần có cơ chế thuê chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biệt là tham khảo ý kiến các nhà khoa học pháp lý đang giảng dạy tại các trường có chuyên ngành luật.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: các cơ quan thanh tra nhà nước cũng phải tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho người dân, các cơ quan, tổ chức và cả cán bộ, công chức trong bộ

145

máy nhà nước để nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện tốt các quy định pháp luật. Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các cơ quan thanh tra nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây phải được coi là một trong những giải pháp rất có hiệu quả, bởi vì đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan thanh tra nhà nước rất cần có sự phối hợp của công dân, cơ quan, tổ chức trong việc tạo điều kiện cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho các cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: các cơ quan thanh tra nhà nước cần phải khuyến khích công chức làm nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tham gia vào nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn công tác của ngành. Thanh tra Chính phủ cần đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường việc mời các chuyên gia pháp lý ngoài ngành phối hợp nghiên cứu lý luận về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Hoạt động nghiên cứu khoa học cần phải đi trước một bước hoạt động xây dựng và hoàn thiện thể chế về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Có sự quan tâm tháo gỡ khó khăn về mặt kinh phí đảm bảo cho nghiên cứu khoa học.

- Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng học hỏi những kinh nghiệm hay trong công tác chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan thanh tra nhà nước và cán bộ, công chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp.

146

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 151)