Yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 126)

chủ nghĩa

Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế của nước ta có bước chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp với các khâu từ sản xuất, phân phối hàng hoá do nhà nước quyết định sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sau này được cụ thể hoá và rút ngắn lại thành khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nếu như nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp thì thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Nền kinh tế sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch và chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong đó là công cụ kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sự vận hành của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi nhà nước thực hiện quản lý kinh tế thông qua các công cụ

120

định hướng là pháp luật và các chính sách kinh tế thì vai trò của các cơ quan thanh tra phải là hàn thử biểu giúp cho các cơ quan quản lý đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp, phải là công cụ cung cấp các dữ liệu giúp đánh giá và điềuchỉnhchính sách kinh tế một cách có hiệu quả.

Mặc dù, nền kinh tế chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân... nhưng trong những thành phần kinh tế đó thì khối doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước vẫn quản lý, sở hữu một khối lượng tài sản lớn của nhà nước và xã hội. Cơ chế quản lý đối với khối doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng và chưa rõ ràng. Việc phân cấp quản lý vốn, tài sản nhà nước không tương xứng với trách nhiệm cần phải chịu khi để xẩy ra sai phạm.

Việc kiểm soát các doanh nghiệp này trong việc bảo toàn, phát triển vốn cũng như thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, chỉ tiêu, kế hoạch là một nhiệm vụ nặng nề, nhiệm vụ đó đòi hỏi vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, phương pháp kiểm soát nhằm đáp ứng yêu cầu mới, là công cụ để nhà nước quản lý kinh tế, là công cụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của nhà nước đồng thời phát huy mặt tích cực của nền kinh tế thị trường. Đây là một trong những nhiệm vụ vừa quan trọng vừa cấp bách, nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn lực của quốc gia một cách có hiệu quả, hạn chế tình trạng tham nhũng, lũng loạn thị trường ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân và lợi ích của xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)