Yêu cu ci cách hành chính, t ng c ng phân cp q un lý nhà n c và i u ch nh ch c n ng c a các c quan trong b máy nhà n c

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 123)

Cải cách hành chính là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng về đổi mới bộ máy nhà nước và cải cách hành chính, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, trong đó xác định 4 trụ cột lớn trong hoạt động cải cách hành chính là cải cách thể chế; cải cách bộ máy hành chính, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Quá trình cải cách hành chính đã đạt được những kết quả nhất định. Song song với cải cách hành chính, hoạt động phân cấp quản lý nhà nước cũng được đẩy mạnh, thể hiện qua các văn bản pháp luật trao thẩm quyền của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong hoạt động quản lý nhà nước như hoạt động phân cấp quản lý đầu tư, cấp phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp... Quá trình phân cấp quản lý nhà nước cho các địa phương gắn liền với việc trao quyền chủ động quản lý các nguồn lực cho địa phương như phân cấp quản lý đất đai, ngân sách... đã tạo sự chủ động của địa phương trong việc phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, quá trình cải cách hành chính và thực hiệnphân cấp quản lý bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Cải cách hành chính, tăng cường phân cấp chưa được kiểm soát hiệu quả bởi các công cụ thanh tra, kiểm tra, dẫn tới việc buông lỏng quản lý của một số cơ quan Trung ương đối với ngành, lĩnh vực của mình quản lý; bộ, ngành Trung ương chưa kiểm soát được quá trình thực hiện nhiệm vụ phân cấp cho cáccơ quan nhà nước ở địa phương; chính quyền địa phương vì lợi ích địa phương ban hành các chính sách, quyết định trái quy định pháp luật mang lại lợi ích cụcbộcủa địa phương mình.

Từ những vấn đề phát sinh trong quá trình cải cách hành chính, phân cấp quản lý nhà nước thời gian qua, chúng ta nhận thấy rằng, phải gắn việc phân

117

cấp quản lý, với việc xác định rõ trách nhiệm trong quá trình thực hiện thẩm quyền được phân cấp đó;phải nâng cao vai trò và hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra nhà nước với tư cách là công cụ của cơ quan Trung ương quản lý đối với các cơ quan địa phương, cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

Bên cạnh đó, đổi mới bộ máy nhà nước với sự ra đời một số cơ quan mới và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan nhà nước có ảnh hưởng, tác động đến vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Cụ thể là:

Sự ra đời của cơ quan Kiểm toánnhà nước theo quy định của Luật kiểm toán là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Kiểm toán nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước... Hoạt động này có nhiều điểm tương đồng với hoạt động thanh tra tài chính và có chung đối tượngvới cơ quan thanh tra là các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước do Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp quản lý.

Việc điều chỉnh chức năng và thẩm quyền của toà án nhân dân các cấp trong việc tiếp nhận, thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính: theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Toà án chỉ giới hạn ở một số vụ việc. Tuy nhiên, theo quy định của Luật tố tụng hành chính thì thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính củaToà ánđược mở rộng đối với tất cả các vụ việc hành chính khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước và có đơn khởi kiện vụ việc đến cơ quan toà án. Với việc mở rộng thẩm quyền của Toà án, sẽ có nhiều vụ việc người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án, chấm dứt theo đuổi vụ việc khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhà nước, giảm tải cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính. Vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc tham mưu, xác minh, kết luận làm rõ nội dung khiếu nại làm cơ sở để thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định giải quyết khiếu nại được chia sẻ.

118

Từ những đổi mới bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, sự ra đời của Kiểm toán nhà nước và bổ sung nhiệm vụ củatòa án nhân dân các cấp trong giải quyết các khiếu kiện hành chính đã tác động đến chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan thanh tra nhà nước. Vấn đề này đặt ra nhu cầu cần phải xác định rõ chức năng trọng tâm của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra, phục vụ tốt yêu cầu quản lý nhà nước, phát huy vai trò của cơ quan có chức năng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong nội bộ bộ máy hành chính nhà nước cũng nhưkiểm soát đội ngũ cán bộ, công chức. Chức năng này phải là chức năng thiết yếu khi mà nhànước đẩy mạnh phân cấp quản lý cho địa phương. Các cơ quan nhà nước cấp trên cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, cần trao quyền chủ động cho các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát quyền lực hành pháp và xử lý các vi phạm pháp luật hành chính. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra khi xuất hiện cơ quan kiểm toán và điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của cơ quan toà án đòi hỏi tăng cường phối hợpgiữa các cơ quan thanh tra và các cơ quan nêu trên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

4.1.3. Yêu cầu khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức,hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)