Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 117)

- Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước chưa ý thức đầy đủ về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước: các cơ quan thanh tra nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Vì vậy, các cơ quan thanh tra chịu tác

111

động ảnh hưởng rất lớn từ thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Một số nơi, tại một số thời điểm thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước chưa ý thức được vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc giúp kiểm soát các cơ quan, cán bộ thuộc quyền quản lý của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Thủ trưởng cơ quan nhà nước còn can thiệp vào việc xem xét, đánh giá, kết luận của các cơ quan thanh tra nhà nước, chưa tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

-Năng lực, trìnhđộ của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra trong các cơ quan thanh tra nhà nước còn hạn chế: lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là những lĩnh vực rất rộng. Công chức làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và am hiểu thực tiễn. Khi tiến hành thanh tra, các đối tượng thanh tra thường là những người rất sâu về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác của họ. Trong khi đó, công chức thanh tra thường chỉ am hiểu sâu một hoặc một số lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, khả năng phát hiện và xử lý các sai phạm của một số cơ quan thanh trachưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Một số cơ quan thanh tra chưa thực sự tích cực, chủ động trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Một số cơ quan thanh tra còn né tránh, ngại va chạm nên đã không làm hết chức trách, nhiệm vụ được giao. Biểu hiện là chưa có sự chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, lựa chọn đối tượng thanh tra; việc chỉ đạo hoạt động các Đoàn thanh tra còn lúng túng, việc ban hành kết luận thanh tra còn tâm lýỉ lại, chưa mạnh mẽ trong việc tự quyết và tự chịu trách nhiệm khi ban hành kết luận thanh tra; công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc xử lý sau thanh tra chưa được chú trọng; việc tuân thủ các trình tự, thủ tục thanh tra chưa được đề cao nên còn hiện tượng kết luận chậm, kết luận thanh tra không được công khai, minh bạch theo quy định.

- Hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra có lúc, có nơi chưa có trọng tâm, trọng điểm. Các cơ quan thanh tra chưa tập trung đúng mức vào nhiệm vụ thanh tra trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cũng như người đứng

112

đầu cơ quan, tổ chức như bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các cấp, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao. Trong khi bộ máy hành chính nhà nước tăng cường phân cấp quản lý cho các cơ quan hành chính các cấp thì các cơ quan thanh tra phải là công cụ sắc bén giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước được phân cấp. Đây là nhiệm vụ cần phải được đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, các cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội, thanh tra các đơn vị kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động thanh tra trách nhiệm, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính cũng như hiệu quảhoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được thực hiện có hiệu quả: công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng mặc dù được sự quan tâm của các cơ quan thanh tra nhà nước nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Do vậy, hiểu biết pháp Luật thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức cũng như người dân còn hạn chế, dẫn tới tình trạng người dân không biết tự bảo vệ quyền lợi của mình, cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Chưa khuyến khích được người dân tham gia phối hợp với các cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

113

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu thực trạng vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về cơ sở pháp lý xác định vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp gắn với quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan thanh tra nhà nước; thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước trên các lĩnh vực công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chếtrong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Có thể nói, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp được hình thành khá sớm; các cơ quan thanh tra nhà nước qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, thu hồi một khối lượng lớn tiền và tài sản cho nhà nước; đã góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thời gian qua, quá trình thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập như hoạt động thanh tra có lúc chưa kịp thời, còn tập trung chủ yếu vào các đối tượng là doanh nghiệp, cơ quan quản quản lý tiền, tài sản của nhà nước, chưa chú trọng vào hoạt động thanh tra trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; nhiều vụ việc vi phạm pháp luật chậm bị phát hiện, gây thiệt hại lớn về tài sản cho Nhà nước. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng nhiều, tỷ lệ phát hiện sai phạm lớn nhưng xử lý trách nhiệm cán bộ để xẩy ra sai phạm còn ít. Công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra là ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tham nhũng. Công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cũng còn những hạn chế như tiến độ xây dựng các văn bản pháp luật chậm, chất lượng chưa cao, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng đến các tầng lớpnhân dân...

114

Nguyên nhân củathực trạng nêu trên làcơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh nhà nước tồn tại những hạn chế, bất cập, thường xuyên thay đổi; mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra chưa mang tính hệ thống; hoạt động của các cơ quan thanh tra có sự chồng chéo. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liên bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm phát sinh nhiều quan hệ mới chưa được pháp luật điều chỉnh phù hợp hoặc chậm được điều chỉnh; quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước chưaý thức đầy đủ về vai trò của các cơ quanthanh tra nhà nước.Năng lực trìnhđộ của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra trong các cơ quan thanh tra nhà nước còn hạn chế...

Từ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp đặt ra yêu cầu cần phải có giải pháp cụ thể để phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong tình hình mới.

115

Chương 4

YÊU C U KHÁCH QUAN NH M PHÁT HUY VAI TRÒ C ACÁC C QUAN THANH TRA NHÀ N C TRONG KI M SOÁT

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)