kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với hệ thống hành pháp; các cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có thẩm quyền lớn hơn trong việc chỉ đạo cơ quan thanh tra nhà nước cấp dưới, thẩm quyền bổ nhiệm chánh thanh tra, các chức danh chuyên môn như thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp. Làm rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần có quy định đảm bảo tính độc lập tương đối với của cơ quan thanh tra với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp như quyền tự mình ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm của các cơ quan thanh tra, đảm bảo về mặt pháp lý và cơ sở vật chất cho hoạt động của các cơ quan thanh tra không bị chi phối, can thiệp trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan nhà nước.
4.3.2. Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cáccơ quan thanh tra nhà nước cơ quan thanh tra nhà nước
Mặc dù pháp luật quy định các cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, thực tiễnhoạt động của các cơ quan thanh tra, chức năng thanh tra vẫn là chức năng cơ bản của các cơ quan thanh tra nhà nước khác, nó có những đặc trưng phân biệt cơ quan thanh tra với cơ quan nhà nước khác. Hoạt động thanh tra cũng là hoạt động chủ yếu của các cơ quan thanh tra nhà nước, nó thể hiện rõ nhất vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, minh chứng là kết quả thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước được cụ thể hóa trong Chương 3 của Luận án. Do vậy, chức năngnày cần phải được các cơ quan thanh tra nhà nước tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
131
Về chức năng của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo: đối với chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, vai trò của các cơ quan thanh tra được san sẻ cho các cơ quan nhà nước khác khi Luật khiếu nại, Luật tố cáo mở ra quy định có thể giao cơ quan nhà nước khác thực hiện việc xác minh nội dung, khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, việc mở rộng thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước (theo quy định của Luật tố tụng hành chính) cũng góp phần giảm tải cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, khi mà một lượng lớn những khiếu nại hành chínhđược chuyển qua tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy cần thiết phải có một cơ quan tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận về những nội dung khiếu nại, tố cáo.Cơ quan này cần độc lập với cơ quan tham mưu về mặt chuyên môn làm phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo. Ví dụ: chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành một quyết định hành chính liên quan đến đất đai theo tham mưu củaPhòng Tài nguyên và Môi trường Huyện. Quyết định hành chính đó bị người dân khiếu nại. Nếu giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh và kiến nghị giải quyết vụ việc khiếu nại đó cho Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện thì khó có thể đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong việc giải quyết khiếu nại. Trường hợp này, giao việc thẩm tra, xác minh và tham mưu giải quyết cho cơ quan thanh tra là hợp lý.
Do vậy, với chức năng vốn có và kinh nghiệm của các cơ quan thanh tra trong lĩnh vực này, việc tiếp tục giao chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và tham mưu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho các cơ quan thanh tra nhà nước là hợp lý, đảm bảo tính khách quan, chuyên nghiệp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Về chức năng phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước: pháp luật quy định Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, các cơ quan thanh tra nhà nước khác có thẩm quyền tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấpvề công tác phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền. Đồng thời, các cơ quan thanh tra thực hiện hoạt động phòng, chống tham nhũng theo thẩm
132
quyền. Tuy nhiên, pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Những quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng nêu trên chưa được cụ thể hóa. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện những quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan thanh tra phải có thẩm quyền đủ mạnh trong công tác phòng, chống tham nhũng như thẩm quyền khởi tố điều tra ban đầu đối với vụ án tham nhũng. Bên cạnh đó, hoàn thiện những quy định pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập, giải trình việc kê khai tài sản, thu nhập; kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; xử lý tài sản không minh bạch, không giải trình được và xử lý người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Hoàn thiện những quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo tham nhũng theo hướng đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận và xử lý tố cáo, có cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng phù hợp. Quy định cụ thể những biện pháp đảm bảo cho các cơ quan thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Hoạt động thanh tra mang tính chuyên môn nhất định, do vậy cần có những quy định tạo thuận lợi cho các cơ quan thanh tra khi tiến hành thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, tránh sự can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Đồng thời, thiết lập các quy định tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, tăng cường kiểm soát nội bộ cơ quan thanh tra để tránh lạm dụng quyền lực trong quá trình tiến hành hành thanh tra nhằm vụ lợi. Bên cạnh đó, cần làm rõ giá trị pháp lý của kết luận thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra khi để xẩy ra tình trạng vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra nhưng các cơ quan thanh tra chậm phát hiện, gây ra những hậu quả khó hoặckhông thể khắc phục được.
Thực tiễn hoạt động của các cơ quan thanh tra cho thấy, các cơ quan thanh tra phát hiện nhiều sai phạm. Tuy nhiên, tỷ lệ xử lý cả về kinh tế và trách nhiệm cá nhân còn rất hạn chế. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan thanh tra chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nhưng không được xử lý thỏa đáng. Do vậy, để tăng cường hiệu quả công tác
133
thanh tra, tăng cường tính răn đe đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nghiên cứu trao thẩm quyền khởi tố ban đầu đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật