thực hiện quyền hành pháp phải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
Hoạt động quản lý thực chất là sự phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp hoạt động chung của con người nhằm đạt được mục đích quản lý. Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp thì quản lý nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước, nó chính là hoạt động chấp hành, điều hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật. Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động rất quan trọng nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, hiện thực hoácác mục tiêu chính trị của giai cấp cầm quyền; điều hành phát triển kinh tế xã hội theo định hướng và cung cấp dịch vụ công cho công dân, cơ quan, tổ chức.
Các cơ quan thanh tra nhà nước được xác định có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nội bộ hệ thống hành pháp. Thông qua việc thực hiện các chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng các cơ quan thanh tra chỉ ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật; giúp các cơ quan nhà nước nhận thức đúng pháp luật và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
123
đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Kết quả thanh tra đã giúp các cơ quan quản lý nhà nước sửa chữa những sai sót, hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời, thanh tra cũng giúp cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới.
Do đó, khi đặt vấn đề phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong bộ máy nhà nước nói chung và trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nói riêng phải nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy việc tổ chức thực hiện các chính sách phù hợp với tình hình thựctiễn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Để làm được việc đó, các cơ quan thanh tra không chỉ xem xét, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có đi vào thực tiễn không mà còn phải chỉ ra những rủi ro và các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình thực hiện chính sách, nhất là những chủ trương, chính sách lớn, tác động ảnh hưởng tới người dân theo chiều hướng tiêu cực.