việc thực hiện quyền hành pháp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Xuất phát từ chức năng của các cơ quan thanh tra nhà nước từ khi mới thành lập được giao nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân đối với cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước. Quá trình phát triển các cơ quan thanh tra đã chuyển từ cơ quan có thẩm quyền giải quyết sang cơ quan có thẩm quyền tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là việc thẩm tra, xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo phục vụ trực tiếp cho thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đối với khiếu nại hành chính của công dân, cơ quan, tổ chức: các cơ quan thanh tra nhà nước luôn có vai trò rất quan trọng. Hiện nay, các cơ quan thanh tra không phải là một cấp giải quyết khiếu nại, nhưng với vai trò là cơ quan thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại, các cơ quan xác định rõ nội dung vụ việc khiếu nại, quá trình giải quyết khiếu nại, việc ban hành quyết định hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến người khiếu nại là đúng hay sai, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải quyết phương án đảm bảo lợi ích của người khiếu nại và áp dụng đúng pháp luật.
126
Đối với tố cáo của công dân: việc tố cáo của công dân đối với bất cứ một hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là một kênh thông tin quan trọng bên cạnh kênh tự phát hiện vi phạm pháp luật của cáccơ quan nhà nước. Tiếp nhận, giải quyết tố cáo giúp các cơ quan nhà nước có cơ hội xem xét, xác minh nội dung tố cáo từ đó xử lý người có hành vi vi phạm, đảm bảo pháp chế và khôi phục lại trật tự pháp lý, bảo vệ lợi ích của nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Quá trình đó, các cơ quan thanh tra thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo để đưa ra kết luận về nội dung tố cáo, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như đề xuất biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp đưa ra quyết định giải quyết phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo lợi ích của nhà nước và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, nhất là những vi phạm của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Với chức năng có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, việc phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra gắn với việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là hết sức đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
4.3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRANHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP