nhà nước
Để phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp cần phải đảm bảo các điều kiện hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các điều kiện này bao gồm:
Một là, đảm bảo các điều kiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Đó là những quy định pháp luật xác định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước; mối quan hệ của giữa các cơ quan thanh tra nhà nước, giữa cơ quan thanh tra nhà nước với các cơ quan quản lý nhà nước; phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, quyền hạn, nghĩa vụ của người ra quyết định thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra và trách nhiệm của đối tượng thanh tra cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Hiện nay, những quy định này đang dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, còn nhiều quy định hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến Luật thanh tra, Luật phòng, chống tham nhũng như đãđược đề cập ở phần trên.
Hai là, đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động cho các cơ quan thanh tra nhà nước. Như đã trình bày ở phần các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, do đặc thù của các cơ quan thanh tra thường xuyên phải đi công tác xa, tiến hành thanh tra tại nơi làm việc của đối tượng thanh tra; hoạt động của Đoàn thanh tra cũng thường xuyên phải di chuyển. Do vậy, cần phải đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ quan thanh tra nhà nước phù hợp với đặc thù công tác, không nên thực hiện khoán chi theo biên chế như các cơ quan nhà nước khác.
Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Trao quyền chủ động cho các cơ quan thanh tra và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, cán bộ thanh tra trong việc
140
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình. Kịp thời giải quyết, xử lý các