Tăng cường vai trò của các cơ quan thanhtra nhà nước theo cấp hành chính, tăng tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 134)

Các cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay bao gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện. Trong đó, các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính là Thanh tra Chính phủ,Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện. Thanh tra bộ, Thanh tra sở là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Hoạt động thanh tra hành chính nhằm hướng vào nội bộ hệ thống hành chính, kiểm soát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ của công chức, đó chính là phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong nội bộ hệ thống hành pháp. Đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, hướng tới việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành của tất cả các đối tượng trong xã hội, hoạt động này hướng ra ngoài hệ thống hành chính, mang tính kiểm tra chuyên ngành. Vị trí của các cơ quan thanh tra nhà nước là nằm trong hệ thống hành pháp và được xác định là cơ quan hành chính nhà nước.

Nghiên cứu kết quả hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước (đã được phân tích cụ thể trong Chương 3 của Luận án) trong những năm qua cho thấy, các cơ quan thanh tra nhà nước ở các cấp khác nhau cóhiệu quả hoạt động rất khác nhau. Trong đó, hiệu quả hoạt động của Thanh tra Chính phủ là rất đáng ghi nhận, hàng năm theo kế hoạch Thanh tra Chính phủ chỉ tiến hành từ 27-48 cuộc thanh tra, nhưng cơ quan này phát hiện số tiền sai phạm là rất lớn, năm 2009 phát hiện số tiền sai phạm 49% toàn ngành (12.208,8 tỷ đồng) [97, tr.2], năm 2012 phát hiện số tiền sai phạm chiếm 92% toàn ngành (47.262 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 17.750 tỷ đồng; kiến nghị xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và xử lý khác 29.562 tỷ đồng) [110, tr.1]. Đạt được kết quả này có nguyên nhân cụ thể sau:

128

Thứ nhất, Thanh tra Chính phủ có phạm vi thanh tra rộng, đối tượng thanh tra là các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên phạm vi thanh tra với các đối tượng trên rộng hơn so với các cơ quan thanh tra nhà nước khác.

Thứ hai, hoạt động của Thanh tra Chính phủ chủ động hơn so vớiThanh tra bộ và Thanh tra tỉnh. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt định hướng thanh tra. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động dễ xẩy ra tiêu cực, tham nhũng để thanh tra phòng ngừa vi phạm và phát hiện, xử lý vi phạm.

Thứ ba, vị trí của Thanh tra Chính phủ tương đối độc lập so với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thanh tra. Do vậy, khi tiến hành thanh tra và ra kết luận thanh tra được chủ động hơn so với các cơ quan thanh tra nhà nước khác.

Trong khi đó, hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính của các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực chưa cao. Các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực chưa tích cực, chủ động trong việc tiến hành thanh tra hành chính đối với các đối tượng thanh tra thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là bộ trưởng và giám đốc sở. Kết quả thanh tra hành chính của các cơ quan thanh tra này với các đối tượng thanh tra thường không phát hiện sai phạm hoặc phát hiện rất ít các sai phạm. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

Thứ nhất, các cơ quan Thanh tra bộ, Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo tương đối toàn diện của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là bộ trưởng và giám đốc sở. Kế hoạch thanh tra phải dobộ trưởng,giám đốc sở phê duyệt. Do vậy, các cơ quan thanh tra này khó có sự chủ động trong hoạt động thanh tra.

Thứ hai, đối tượng thanh tra hành chính của Thanh tra bộ, Thanh tra sở là cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý trực tiếp của bộ trưởng, giám đốc sở. Mối quan hệ giữa Thanh tra bộ, Thanh tra sở với đối tượng thanh tra là những đơn vịtrong cùng một cơ quan.

Bên cạnh đó,kết luận thanh tra củaThanh tra bộ, Thanh tra sở liên quan trực tiếp đến việc đánh giá hoạt động chấp hành chính sách, pháp luật của các đối tượng thanh tra. Tuy nhiên, các đối tượng này lại thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng,giám đốc sở.

129

Do vậy, hoạt động thanh tra hành chính của các cơ quan Thanh tra bộ, Thanh tra sở dễ bị chi phối, tác động bởi các yếu tố bên ngoài, khó đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả hoạt động thanh tra không cao.

Đối với Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện có một số điểm tương đồng với Thanh tra Chính phủ về vị trí pháp lý tương đối độc lập với đối tượng thanh tra, chỉ tiến hành hoạt động thanh tra hành chính - hoạt động thanh tra hướng vào nội bộ hệ thống hành chính, không tiến hành thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, các cơ quan thanh tra này lại chịu sự chi phối nhiều hơn của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh và cấp huyện.

Từ thực tế nêu trên, cần tăng cường phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nướctheo cấp hành chính (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện) trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Xác định các cơ quan thanh tra theo cấp có vai trò chính trong việc kiểm soát nội bộ hệ thống hành chính. Từ đó, nghiên cứu sắp xếp lại các cơ quan thanh tra nhà nước đảm bảo cơ cấu hợp lý, tập trung, tăng cường biên chế cho các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính. Đồng thời,làm rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, làm rõ đối tượng chịu sự thanh tra của các cơ quan thanh tra. Cụ thể là:

Phân định rõ Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan, tổ chức, cá nhân do Thủ tướng Chính phủ thành lập, bổ nhiệm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thanh tra cấp tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyên quản lý trực tiếp của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thanh tra huyện theo dõi, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc huyện; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý

130

củachủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện; Ủy bannhân dân cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Song song với đó, cần tiếp tục làm rõ mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra đặc biệt là mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ với Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra bộ và Thanh tra sở. Tăng cường tínhhệthống, tính

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 134)