Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanhtra nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 140)

Như vậy, để phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, đặc biệt là vai trò của các cơ quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính cần phải rà soát đánh giá các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước để đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trao cho các cơ quan thanh tra những thẩm quyền phù hợp để đảm bảo các cơ quan thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Quy định cụ thể hơn các biện pháp đảm bảo và chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục cụ thể hóa những quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước, người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước, trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra; hoàn thiện những quy định về việc thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra, quy định về việc sử dụng con dấu trong hoạt động của Đoàn thanh tra.

4.3.3. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tranhà nước nhà nước

Các cơ quan thanh tra nhà nước cần đổi mới phương thức hoạt động thanh tra, tăng cường hoạt động thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước thay vì tiến hành các cuộc thanh tra về những nội dung đơn lẻ. Bởi vì, khi các cơ quan thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo sức ép lên các thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước là các bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ngành trong việc thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình. Từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, thúc đẩy nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Các cơ quan thanh tra nhà nước cần phải tăng cường hoạt động thanh tra đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật để tìm ra những

134

hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước của Chính phủ. Từ đó, tham mưu với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh cơ chế, chính sách, pháp luật nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quảsửdụng các nguồn lực của đất nước.

Các cơ quan thanh tra cũng cần phải xác định những lĩnh vực dễ xẩy ra tiêu cực, tham nhũng để từ đó chủ động, tích cực đưa vào chương trình, kế hoạch thanh tra góp phần kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, chấn chỉnh hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm hướng tới những mục tiêu của hoạt động quản lý, bám sát nhiệm vụ chính trị, những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế- xã hội.

Các cơ quan thanh tra phải đồng hành cùng các cơ quan quản lý, qua công tác thanh tra phải giúp dự báo những vấn đề phát sinh, thông qua các hoạt động nắm bắt thông tin thường xuyên các đối tượng thanh tra, để từ đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Hoạt động thanh tra có liên quan đến đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan nhà nước. Hoạt động thanh tra có phạm vi rất rộng, đòi hỏi chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực. Số lượng biên chế công chức thanh tra làm việc trong các cơ quan thanh tra nhà nước có hạn, không thể bao quát tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Do vậy, các cơ quan thanh tra cần phải có biện pháp linh hoạt thu hút được những người có chuyên môn cao tham gia hoạt động thanh tra như mời, trưng tập cộng tác viên thanh tra.

Về cách thức hoạt động thanh tra và kiểm soát hoạt động thanh tra: cùng với quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan thanh tra nhà nước, phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra cũng có những bước hoàn thiện. Hiện nay, các cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thông qua những hoạt động của Đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo...tương ứng với mỗi hình thức hoạt động thì nó phù hợp với những hoạt

135

động khác nhau. Những cán bộ tham gia các đoàn, tổ khác nhau thì có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khác nhau. Trong những hình thức nêu trên thì hình thức thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua Đoàn thanh tra là một hình thức phổ biến và có nhiều ưu điểm hơn. Bởi vì, cơ sở pháp lý cho việc thành lập Đoàn thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan được pháp luật quy định tương đối đầy đủ và toàn diện.Thực tiễn cho thấy, đối với những nhiệm vụ thanh tra, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp thì tổ chức Đoàn thanh tra là phương thức phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Do vậy, các cơ quan thanh tra cần phải vận dụng các phương pháp tiến hành các hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4.3.4. Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của các cơ quanthanh tra nhà nước với các cơ quan có chức năng kiểm soát việc thực hiện

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full) (Trang 140)