Nhà nước pháp quyền với những đặc trưng cụ thể, đặc biệt đề cao vai trò quan trọng của pháp luật và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với vai trò là cơ quan kiểm soát quyền lực nhà nước ở bên trong hệ thống hành pháp, các cơ quan thanh tra nhà nước đã, đang được giao những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các cơ quan thanh tra nhà nước góp phần đảm bảo cho các yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền, hay đảm bảo các đặc trưng tính tối cao của pháp luật được thực thi, đảm bảo yêu cầu pháp chế, các hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh, giúp bộ máy hành chính quản lý nhà nước bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế.
Các cơ quan thanh tra nhà nước, thông qua việc thực hiện vai trò thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng... góp phần đảm bảo lợi ích của nhà nước và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm. Đây không chỉ là cơ quan phát hiện, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước mà còn là cơ quan giúp các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị các cơ quan nhà nước xâm hại thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, qua hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra nhà nước góp phần giám sáthoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước -
116
cơ quan tiếp xúc trực tiếp với dân, cung cấp các dịch vụ công cho công dân, đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị lạm dụng, các cơ quan nhà nước chấp hành, tuân thủ pháp luật.
4.1.2. Yêu c u c i cách hành chính, t ng c ng phân c p qu n lý nhàn c và i u ch nh ch c n ng c a các c quan trong b máy nhà n c