minh của pháp luật.
4.3.7. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ công chức làm công tácthanh tra thanh tra
Năng lực, trìnhđộ của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Như đã trình bày ở chương 3, hoạt động thanh tra rất rộng, đòi hỏi am hiểu nhiều chuyên môn sâu. Tuy nhiên, công chức làm việc trong các cơ quan thanh tra nhà nước, nhất là thanh tra cấp huyện rất mỏng, có những huyện chỉ có 2-3 công chức làm công tác thanh tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra nói chung và thực hiện vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nói riêng, cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, để công chức làm công tác thanh tra là người vừa có chuyên môn sâu vừa am hiểu pháp luật và thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này cần nhiều giải pháp cụ thể như:
- Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về tiêu chuẩn để chuẩn hóa các chức danh làm việc trong các cơ quan thanh tra nhà nước. Khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan thanh tra nhà nước. Xác định rõ những điều kiện, tiêu chuẩn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ; những kiến thức pháp lý cơ bản phải biết và phẩm chất đạo đức, lối sống của công chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước.
- Việc tuyển dụng, điều động, luân chuyển công chức làm công tác thanh tra phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thanh tra. Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo lại cần phải được tiến hành thường xuyên. Thí điểm và tiến tới áp dụng thi tuyển
141
cạnh tranh các chức danh chuyên môn, vị trí lãnh đạo trong các cơ quanthanh tra nhà nước nhằm nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho các cơ quan thanh tra nhà nước: đây là một trong những yêu cầu cấp thiết để nâng caohiệu quả công tác thanh tra. Quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra ngày càng tạo sức ép đối với các cơ quan thanh tra, phải tiến hành thanh tra trong thời gian ngày càng ngắn lại nhưng tính phức tạp trong hoạt động thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội ngày càng tăng. Nhất là khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa.
- Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương phải thường xuyên tổng kết thực tiễn công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thành lập đoàn; việc chỉ đạo, điều hànhĐoàn thanh tra; những vấn đề cần lưu ý, kinh nghiệm khi triển khai thực hiện công tác của các cơ quan thanh tra nhà nước; những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm, phải tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan thanh tra nhà nước. Đặc biệt, các cơ quan thanh tra phải tổng kết thực tiễn công tác thanh tra trên các lĩnh vực cụ thể như kinh nghiệm phát hiện những sai phạm trong quá trình thanh tra quản lý và sử dụng đất đai, khoáng sản; sai phạm trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước; sai phạm trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; trong việc đầu tư xây dựng; trong việc đấu thầu; trong giáo dục đào tạo; trong việc thực hiện các dự án, công trình giao thông; trong việc sử dụng vốn ODA; trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng; trong lĩnh vực y tế….
- Ngành thanh tra cần xây dựng Chiến lược phát triển ngành thanh tra, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với các chương trình đào tạo, bồi
142
dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ về mặt chuyên môn và nghiệp vụ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và đạo tạo lại đội ngũ cán bộ công chức phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Bên cạnh đó, có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia thuộc các lĩnh vực tham gia công tác thanh tra để cán bộ thanh tra có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm. Bởi vì, hoạt động của các cơ quan thanh tra mang nặng tính chuyên môn, nghiệp vụ đa ngành, đa lĩnh vực. Nếu chuyên môn nghiệp vụ không tốt thì không thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chuẩn mực đạo đức công chức ngành thanh tra. Gắn việc thực hiện chuẩn mực đạo đức này với việc học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức ngành thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Xây dựng và thực hiện cơ chế thu hút nhân tài, người có năng lực, trìnhđộ làm việc trong các cơ quan thanh tra nhà nước. Có cơ chế đãi ngộ phù hợp với công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng như những quy định về phụ cấp theo nghề, theo công tác được phân công.
4.3.8. Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thanh tranhà nước và công chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước