quyền hành pháp khác
Như đã trình bày tại Chương 2, thanh tra trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước trong nội bộ hệ thống hành pháp. Có nhiều cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp khácnhư Quốc hội, Tòa án, Kiểm toán,Kiểm tra của Đảng... Do vậy, các cơ quan thanhtra cần có sự phối hợp với những cơ quan có chức năng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nêu trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hạn chế sự chồng chéo hoạt động giữa cáccơ quan nhà nước. Cụ thể là:
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan Kiểm tra Đảng:do đặc thù của Hệ thống chính trị ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Ủy ban Kiểm tra Đảng hướng tới kiểm tra các cơ sở Đảng và đảng viên trong bộ máy nhà nước, trong đó có bộ máy hành
136
chính nhà nước. Trong khi đó, các cơ quan thanh tra nhà nước cũng hướng tới kiểm soát nội bộ hệ thống hành chính nhà nước. Mặc dù hai hoạt động khác nhau nhưng đối tượng thanh, kiểm tra có thể là một, đóng hai vai vừa là đảng viên, vừa là công chức trong bộ máy hành chính nhà nước. Vì vậy, cần phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan kiểm tra Đảng. Cụ thể là phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, giữa thanh tra các cấp với Ủy ban kiểm tra các cấp. Cần phải phối hợp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; phối hợp trong việc trao đổi thông tin, kết quả thanh tra, kiểm tra; trong việc xem xét trách nhiệm của đảng viên, công chức vi phạm pháp luật. Điều đó, giúp hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra,nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường phối hợp giữa hoạt độngthanh tra và hoạt động kiểm toán: theo quy định của Luật kiểm toán nhà nước2005 thì hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Hoạt động thanh tra khác với hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, xét dưới góc độ tổng thể thì các cơ quan này tiến hành các hoạt động trên cùng một đối tượng, đặc biệt là trùng nhau về đối tượng là các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Thực tế này, dẫn tới các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức hàng năm phải tiếp nhiều Đoàn thanh tra, kiểm toán. Nhiều đoàn lại xem xét, đánh giá về cùng một vấn đề, nhất là vấn đề tài chính.
Do vậy, các cơ quan thanh tra phải phối hợp với Kiểm toán nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán nhằm hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động, gây khó khăn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng của cơ quan thanh tra, kiểm toán. Đặc biệt, nghiên cứu sửa đổi Luật
137
thanh tra, Luật kiểm toán trong đó xác định rõ phạm vi hoạt động của từng cơ quan, không để tình trạng chồng chéo như hiện nay. Trước mắt, Thanh tra Chính phủ cần phối hợp với Kiểm toán nhà nước xây dựng cơ chếphối hợp xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa cơ quan thanh tra và kiểm toán, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, không gây phiền hà, sách nhiễu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng của thanh tra, kiểm toán.
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án: các cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra phát hiện sai phạm của các đối tượng thanh tra. Trong những sai phạm đó, có những sai phạm hành chính, sai phạm có dấu hiệu tội phạm. Để đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, các cơ quan thanh tra cần phải tăng cường phối hợp với các cơ quan điều tra và kiểm sát để chuyển hồ sơ những vụ việc thanh tra có dấu hiệu tội phạm để cơ quan điều tra xem xét khởi tố, điều tra và cơ quan kiểm sát giám sát quá trình điều tra của cơ quan điều tra, truy tố người có hành vi vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự quản lý nhà nước. Trong điều kiện tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thì sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sát cần phải được tăng cường hơn nữa. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cũng phải tăng cường phối hợp với các cơ quan thanh tra để xem xét, tổng hợp các số liệu tội phạm để báo cáo Quốc hội và cáccơ quan nhà nước khác có thẩm quyền. Đồng thời, qua đó có những nhận định, đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật, có biện pháp chủ động phối hợp các lực lượng nhằm đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra với các đoàn giám sát của Quốc hội khi các đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát các vấn đề kinh tế- xã hội. Đặc thù của công tác thanh tra giúp cho các cơ quan thanh tra nhà nước có nhiều thông tin, đánh giá về các vấn đề kinh tế - xã hội đã được phát hiện qua công tác thanh tra. Để giúp các đoàn giám sát của Quốc
138
hội có thêm các thông tin, tư liệu phục vụ hoạt động giám sát các chuyên đề, thì các cơ quan thanh tra có thể chủ động phối hợp giúp các đoàn giám sát cung cấp thông tin, tài liệu.
4.3.5. Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lýnhà nước trong hoạt động thanh tra