50% nguồn cung thị trường. Các nhà kinh doanh hạt tiêu quốc tế thừa nhận chỉ cần ngành hạt tiêu Việt Nam cĩ một biến động nhỏ cũng ảnh hưởng đến thị trường hạt tiêu thế giới. Nơng dân Đắc Lắc tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ tháng 2 đến tháng 7) trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12). Ngược lại tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Tính chất mùa vụ rải đều quanh năm này giữa các vùng sản xuất chính của Việt Nam tạo ra một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà xuất khẩu và người sản xuất cũng cĩ những giá bán cao hơn thời gian cịn lại trong năm.
Năng suất cao: So với các nước sản xuất tiêu, năng suất hạt tiêu của Việt Nam tương đối cao do các vườn tiêu của Việt Nam đều cĩ tuổi đời khá trẻ, từ 10-15 năm – thời điểm mà cây hạt tiêu cho năng suất cao nhất.
Sản lượng và chất lượng ổn định: Ưu thế rất lớn của ngành hạt tiêu Việt Nam là chất lượng và sản lượng ổn định. Kể từ năm 2002 đến nay, khi giá hạt tiêu trên thị trường xuống thấp, trong khi nhiều nước đã giảm mạnh sản lượng thì Việt Nam vẫn duy trì được mức sản lượng cao. Ngồi ra hạt tiêu Việt Nam cĩ hương vị (thơm, cay) và phẩm cấp lý hĩa tính khơng thua kém tiêu của Indonesia và Ấn Độ nên cĩ sự cạnh tranh tốt. Do đĩ, các nhà nhập khẩu rất an tâm với hạt tiêu Việt Nam.
IV. CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT KHẨU TIÊU CỦA VIỆT NAM VIỆT NAM
Nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu ngày càng tăng: Hạt tiêu là “Vua” của các gia vị do hương vị và đặc tính phụ gia của nĩ, nên tiêu dùng hạt tiêu trong ngành ăn uống đang ngày một tăng nhanh. Tại các nước phát triển, hơn 60% lượng hạt tiêu được dùng trong ngành dịch vụ thực phẩm. 40% cịn lại được tiêu thụ trong hộ gia đình và các ngành dược, nước hoa, hĩa mỹ phẩm. Tại các nước đang phát triển, 90% hạt
tiêu được dùng trong các hộ gia đình. Điều này chứng tỏ thị trường thế giới cho mặt hàng hạt tiêu là rất lớn.
Cĩ vị thế trên trường quốc tế: Hiện nay sản lượng tiêu của Việt Nam đứng đầu thế giới và cĩ khả năng chi phối giá trên thị trường hạt tiêu thế giới. Trước đây hạt tiêu Việt Nam chủ yếu được bán qua trung gian, vì thế giá thấp hơn so với các nước 200-250 USD/tấn. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện rất nhiều. Trong năm 2006, giá bán tiêu của Việt Nam đã ngang với giá tại các nước, thậm chí cĩ thời điểm cao hơn giá tại nhiều nước. Cĩ đến hơn 50% lượng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu hiện được bán trực tiếp cho những nhà cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gia vị tại các nước. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã và đang trở thành một mắt xích trong chuỗi phân phối tồn cầu, khả năng chi phối giá cả thị trường cũng được mở rộng.
Cơ hội hợp tác quốc tế: Một số nước sản xuất hạt tiêu như Indonesia, Malaysia... đã đặt vấn đề hợp tác phát triển, đảm bảo giá cĩ lợi cho người trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu. Tại Hội nghị Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Cơng nghệ các nước ASEAN lần thứ 4 được tổ chức vào tháng 4 tại Jakarta, chủ tịch Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu hạt tiêu Indonesia về việc thành lập uỷ ban hợp tác nghiên cứu và thực hiện chính sách nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị cũng như chất lượng và nguồn cung hạt tiêu.
Cơ hội tạo giá trị gia tăng cao: Rất nhiều sản phẩm cĩ thể được làm từ nguyên liệu tiêu, do đĩ tạo nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng này.
Nguồn cung trên thế giới giảm: Hạt tiêu Việt Nam sẽ cĩ ảnh hưởng lớn tới giá hạt tiêu tồn cầu vì nguồn cung ở nhiều nước sản xuất lớn đang giảm dần như Ấn Độ, Braxin và Indonesia. Do đĩ hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đang cĩ một thuận lợi khơng nhỏ.
Giá tiêu trên thị trường thế giới cịn tiếp tục tăng: Mức giá cao hiện nay, kết quả của sự cung đang ngày bị thu hẹp trong vài năm qua, sẽ cịn kéo dài 1 thời gian nữa.
Mơi trường kinh doanh thuận lợi: Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Hạt tiêu Thế Giới (IPC) từ 21/3/2005. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận tìm kiếm đối tác kinh doanh xuất khẩu hạt tiêu trên thị trường thế giới. Hạt tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 80 nước và lãnh thổ, nhiều nhất là thị trường Mỹ, các nước EU và Trung Đơng. Ngồi ra, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 sẽ tạo cho nền kinh tế Việt Nam nĩi chung và ngành hạt tiêu nĩi riêng được tiếp cận thị trường hàng hố và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu được cắt giảm, khơng bị phân biệt đối xử, mơi trường kinh doanh được cải thiện. Gia nhập WTO, Việt Nam cĩ được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại tồn cầu, cĩ cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới cơng bằng hơn, hợp lý hơn, cĩ điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.