THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 73)

- Những mặt đạt được:

d)THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC:

Trung Quốc cĩ vị trí địa lý gần kề với Việt Nam, thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản cĩ nhiều nét tương đồng, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ vừa phải. Tuy nhiên, Trung Quốc là một nước cĩ ngành chế biến thuỷ sản phát triển mạnh và hướng ra xuất khẩu, nên hiện nay Trung Quốc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam chủ yếu dưới dạng nguyên liệu hoặc tươi sống để phục vụ nhu cầu sản xuất, bằng con đường tiểu ngạch. Tàu thuyền đánh bắt ở Vịnh Bắc bộ cĩ thể vào cảng Vạn Gia (Trung Quốc) bán hàng rồi lại quay ra tiếp tục đánh bắt dài ngày trên biển. Xe thuỷ sản đơng lạnh từ các tỉnh miền Trung và miền Nam chỉ mất vài ngày để lên đến cửa khẩu ở Lạng Sơn, qua những thủ tục đơn giản là cĩ thể đưa hàng sang các chợ đầu mối biên giới, thậm chí là cĩ thể đi sâu vào nội địa hàng trăm kilomet để trao đổi hàng hố. Ngư dân Việt Nam ở các tỉnh gần Trung Quốc cĩ thể dễ dàng

trao đổi buơn bán với các nhà buơn Trung Quốc, vì vậy số liệu xuất nhập khẩu thuỷ sản giữa Trung Quốc và Việt Nam khơng được thống kê chính xác. Đã cĩ hàng trăm đơn vị xuất khẩu sang Trung Quốc, song kim ngạch đều rất nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu khối lượng tương đối lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Các dạng sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc chủ yếu là khơ (trên 30% khối lượng) và đơng lạnh (gần 50% khối lượng). Trong khi nhu cầu của Trung Quốc khá đa dạng thì hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam lại quá đơn điệu. Do những đặc điểm trên nên xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm qua đạt hiệu quả khơng cao, tăng trưởng khơng ổn định, cĩ những năm giá trị xuất khẩu tăng vọt như năm 2000 đạt 213,67 triệu USD gấp 4,2 lần so với năm 1999. Nhưng từ năm 2001, nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam giảm và đến năm 2006 giá trị chỉ xấp xỉ bằng năm 1999. Khoảng 70% lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam được tiêu thụ tại các tỉnh miền nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đơng, Vân Nam, Hồ Nam, Quý Châu).

Biểu đồ 8: Nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam

Khĩ khăn và thách thức từ thị trường Trung Quốc

Trong quá trình thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam gặp một số khĩ khăn sau:

- Mặc dù cĩ vị trí địa lý gần Trung Quốc nên sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam khá gần gũi với thĩi quen tiêu dùng của người dân Trung Quốc, song cơng nghệ khai thác, nuơi trồng thuỷ sản của Trung Quốc vượt khá xa so với Việt Nam, họ cĩ thể tập trung phát triển sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, sức cạnh tranh cao, nhất là cĩ giá thành thấp. Vì vậy sản phẩm thủy sản của Việt Nam rất khĩ cạnh tranh với các sản phẩm nội địa tương tự. Đồng thời, với những sản phẩm tương tự của Việt Nam, Trung Quốc đã và tiếp tục là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trên thị trường thuỷ sản thế giới.

- Trung Quốc khơng phải là một thị trường thuần nhất, cĩ thĩi quen tiêu dùng đa dạng, nhu cầu phong phú và cĩ sự phân cực thị trường rất rõ rệt. Mỗi nhĩm dân cư và vùng miền khác nhau yêu cầu một chiến lược tiếp cận thị trường riêng. Đặc điểm này làm tăng chi phí xúc tiến thương mại tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp.

- Tỉ giá đồng Nhân dân tệ được giữ thấp so với đồng đơ la Mỹ và ít linh hoạt nhiều khi gây thiệt trong thanh tốn

- Việc mở rộng hợp tác với các đối tác Trung Quốc là rất khĩ khăn vì chỉ cĩ một số ít các doanh nghiệp Trung Quốc được phép xuất nhập khẩu. Việc thanh tốn ngoại tệ gặp khĩ khăn, điều kiện vận chuyển chưa thơng suốt do địa hình phức tạp. Hơn nữa do các đầu nậu Trung Quốc chi phối nhiều nhánh hàng nên các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khĩ khăn trong việc tìm kiếm các lơ hàng lớn, ngồi ra giá bán sản phẩm sang thị trường này khơng cao vì vậy các doanh nghiệp lớn của Việt Nam khơng mấy mặn mà với thị trường này.

- Thương lái Trung Quốc cĩ đội ngũ cộng tác viên đơng đảo, am hiểu mọi tình hình chi tiết ở Việt Nam nên dễ đi sâu vào những bất lợi, khoét sâu những yếu tố khơng lành mạnh trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam để đạt được ưu thế trong đàm phán thương mại.

- Quan hệ thương mại với Trung Quốc thường hay bị chi phối bởi nhiều quan hệ phi thương mại.

- Trung Quốc là thị trường mục tiêu của nhiều nhà xuất khẩu lớn như NaUy, Ơxtrâylia, Thái Lan, Ấn Độ, Canađa... Trong đĩ, nhiều nước đã cĩ hiệp định thương mại song phương nên được hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn so với Việt Nam.

Tuy nhiên, cơ chế hợp tác giữa chính phủ, các bộ ngành và địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc đã cĩ nhiều tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước. Một số thoả thuận liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam như kiểm dịch thuỷ sản và gạo, vệ sinh an tồn thực phẩm... đã và sẽ được ký kết tạo điều kiện pháp lý cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, việc Trung Quốc vẫn cịn áp dụng chế độ ưu đãi đối với hàng Việt Nam xuất khẩu qua đường biên mậu vào Vân Nam được giảm 50% thuế nhập khẩu và VAT là điều kiện thuận lợi cho hàng nơng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.

Kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng ở với tốc độ cao, thu nhập của người dân vì thế cũng sẽ tăng dẫn đến sự thay đổi mạnh về thị hiếu tiêu dùng. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh đây là một thị trường đa dạng về nhu cầu, địa bàn vận chuyển hàng hố rộng lớn. Vì vậy các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nên cĩ mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý bán hàng của Trung Quốc để nắm bắt thị hiếu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

Khai thác và nuơi trồng của Trung Quốc sắp đến mức bão hồ, khả năng tăng trưởng khối lượng sản phẩm hạn chế. Trong tương lai Trung Quốc sẽ khơng chỉ nhập khẩu thuỷ sản để chế biến tái xuất mà sẽ dùng phần lớn nguồn thuỷ sản nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Do đĩ ngồi việc xuất khẩu nguyên liệu thơ, giá trị thấp như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường tiếp thị các sản phẩm chế biến sẵn sang thị trường Trung Quốc. Trong thời gian trước mắt, các doanh nghiệp Việt nam cần quan tâm hơn nữa đến thị trường Hồng Kơng - một thị trường tiêu thụ lớn và vốn là một khâu trung chuyển quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc lục địa nhưng gần đây cĩ xu hướng thuyên giảm trong buơn bán với Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 73)