THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 79)

- Những mặt đạt được:

f)THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA:

Thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Australia:

Trong giai đoạn từ năm 1997-2006, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Australia liên tục tăng. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 24.303 tấn thuỷ sản sang thị trường này, đạt giá trị 126,5 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với khối lượng (3.572 tấn) và giá trị (12,3 triệu USD) năm 1997.

Biểu đồ 10: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Australia

Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản

So với năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 sang Australia tăng 11,7% về khối lượng và 30,7% về giá trị. Năm 2006, Australia là một trong mười nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Trong số các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang Australia, tỷ trọng tơm đơng lạnh chiếm tới 44% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này.

Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu trên 30 nhĩm sản phẩm thủy sản sang Australia. Các mặt hàng đơng lạnh, gồm cá, tơm, bạch tuộc, mực, vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chính.

Do Australia tăng cường các biện pháp kiểm dịch đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, nhất là các sản phẩm tơm nên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2007 đã giảm tới 43,9% về lượng, 51,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006 trong khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nước vẫn giữ tốc độ tăng trưởng. Và theo số liệu thống kê dự báo của Bộ Thủy sản cho thấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Australia cĩ dấu hiệu chững lại về kim ngạch trong năm 2008 mặc dù xuất khẩu

liên tục tăng. Nguyên nhân chính là cĩ sự thay đổi lớn về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu.

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Australia qua các năm

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dự báo năm 2008 Lượng (1000 tấn) 15,3 21,85 23,91 25,07 30 Trị giá (USD) 77,10 96,23 126,32 122,89 125

Nguồn: Trung tâm Tin học – Bộ Thủy sản

Bảng 4 - Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Australia theo nhĩm hàng Đơn vị: 1000USD Nhĩm hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tơm đơng lạnh 9.493 13.102 16.931 25.236 46.679 56.501 75.479 Cá đơng lạnh 2.871 3.291 6.198 12.189 28.284 31.856 37.511 Bạch tuộc đơng lạnh 240 458 822 653 1.790 2.238 3.056 Mực đơng lạnh 70 179 162 206 579 959 1.337 Cá ngừ - 263 1.389 1.008 598 645 717 Cá khơ 3 37 139 50 82 290 200 Mực khơ 6 5 3 9 55 56 35 Các mặt hàng khác 5.966 6.534 4.028 5.047 4.910 5.302 8.157 Tổng 12.682 17.336 25.644 39.352 78.067 92.544 118.335 Biểu đồ 11:

Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản

Mặt hàng tơm đơng lạnh và cá đơng lạnh cĩ giá trị xuất khẩu cao nhất, chiếm trên 82% về lượng và 89% về kim ngạch (năm 2006) trong đĩ xuất khẩu tơm đơng lạnh tuy chỉ chiếm 34% về lượng nhưng lại chiếm tới 59% về giá trị. Năm 2006, khối lượng xuất khẩu tơm đơng lạnh đạt 8.354 tấn, kim ngạch đạt 75,5 triệu US (tăng 14% về lượng và 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2005), cá đơng lạnh đạt 11.658 tấn, kim ngạch đạt 37,5 triệu USD (tăng 4% về lượng và 17% về kim ngạch). Cá tra fillet đơng lạnh đạt khối lượng 8.997 tấn và giá trị xuất khẩu 27,6 triệu USD, cao nhất trong nhĩm mặt hàng cá đơng lạnh.

Hiện nay, Việt Nam cĩ khoảng 71 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Australia. Các doanh nghiệp cĩ doanh số xuất khẩu cao vào Australia là Cơng ty TNHH Thuận Hưng, Cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, Cơng ty TNHH Vĩnh Hồn. Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam.

Thuận lợi và khĩ khăn từ thị trường Australia

Thị trường Australia cĩ nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nhưng cũng khơng ít thách thức. Về cơ hội, thị trường này cĩ diện tích đất liền rộng lớn như Hoa Kỳ nhưng dân số lại chỉ bằng ½ bang California. Tuy dân số

khơng lớn nhưng Australia lại là nước nhập khẩu thuỷ sản với khối lượng lớn để đáp ứng nhu tiêu thụ trong nước (hiện tại sản lượng thuỷ sản trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nội địa). Thị trường này cũng tương đối mở, hầu như khơng cĩ hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản hiện chỉ ở mức 0%. Nhưng mặt khác, đặc điểm của thị trường Australia lại khiến các nhà xuất khẩu phải quan ngại, đĩ là các nhà nhập khẩu của thị trường này luơn nhập khẩu với khối lượng nhỏ nhưng lại địi hỏi giá phải thấp hơn giá mà các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ hoặc EU đưa ra. Khơng những thế, các nhà nhập khẩu Australia thường khá khắt khe về thời gian giao hàng và đặt ra nhiều tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an tồn thực phẩm giống như các nước nhập khẩu khĩ tính khác của Việt Nam.

+ Thuận lợi:

Việt Nam và Australia cùng nằm trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương đầy tiềm năng; đều mong muốn tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ hai nước đã cĩ bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Biểu hiện sinh động của chiều hướng tốt đẹp đĩ là sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, văn hĩa, giáo dục-đào tạo. Khơng chỉ trong khuơn khổ song phương, sự hợp tác giữa hai nước cịn phát triển mạnh mẽ trong khuơn khổ đa phương. Là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN - Ơxtrâylia, Việt Nam luơn ủng hộ Australia - nước cĩ vị trí địa lý gần gũi, quan hệ hợp tác phát triển lâu đời với ASEAN và là nước cĩ vị trí quan trọng trong khu vực và thế giới, được tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực Ðơng Á.

Cho đến nay người tiêu dùng Austtralia đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và với việc Australia tiếp tục thực hiện các cam kết về mở cửa Thị trường và tự do hố thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ cĩ thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.

Hiện tại thuế xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Australia ở mức 0%, là lợi thế khá lớn để hàng thủy sản của nước ta nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường này.

+ Khĩ khăn

Thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh nghiệp thiếu thơng tin về thị trường, khĩ khăn đối với các hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại.

Australia là một thị trường nhập khẩu địi hỏi khắt khe về chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm và mẫu mã sản phẩm, bao bì và thời gian giao hàng. Các thơng số ghi trên bao bì như xuất xứ, thành phần dinh dưỡng, ngày đĩng gĩi hạn sử dụng phải được in rõ và dễ nhận biết

Hàng thực phẩm, hoa quả nhập khẩu và nơng sản đều phải yêu cầu trải qua quá trình Phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An tồn sinh học Biosecirity Australia- BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ gỉai quyết giữa Ausatralia với từng đối tác, trong khi đĩ sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Australia là khá chậm chạp.

Chính sách thương mại và thuế khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về VSAT thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật…) khá chặt chẽ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 79)