LINH KIỆN MÁY TÍNH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 138)

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀPHÊ

LINH KIỆN MÁY TÍNH

I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ

LINH KIỆN MÁY TÍNH

Cơng nghiệp Điện tử là ngành cơng nghiệp sản xuất ra các loại thiết bị cĩ chức năng xử lý tín hiệu điện và các loại phụ tùng linh kiện của những thiết bị đĩ, bao gồm: điện tử tiêu dùng, điện tử y tế, điện tử cơng nghiệp, điện tử viễn thơng. Sau 20 năm thu hút đầu tư nước ngồi, ngành cơng nghiệp Điện tử Việt Nam đã cĩ nhiều đĩng gĩp vào sự phát triển của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của tồn ngành Điện tử đã tăng hơn 15 lần trong vịng 10 năm. Năm 2005, theo Bộ Cơng nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam xuất khẩu của ngành đạt 1,5 tỷ USD, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay.

Theo thống kê, hiện cĩ hơn 100 doanh nghiệp sản xuất điện tử, trong đĩ chiếm 1/4 là các doanh nghiệp FDI và chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...

Sản phẩm hàng điện tử tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá cao (80%) trong cơ cấu sản phẩm ngành điện tử tại Việt Nam; trong khi cơng nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và cơng nghiệp phụ trợ lại phát triển chậm nên tỷ lệ nội địa hĩa cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm cịn thấp.

Hiện nay, các doanh nghiệp FDI như Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, JVC, ... cùng một số doanh nghiệp Việt Nam như VTB (Viettronics Tân Bình) Belco (Viettronics Biên Hịa), Tiến Đạt... chủ yếu lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa.

Đa phần cịn lại là các doanh nghiệp tư nhân với hoạt động chủ yếu là dịch vụ bảo hành, sửa chữa.

Một trong những cố gắng và nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam là từ chỗ lắp ráp gia cơng, đã từng bước nghiên cứu, thiết kế và đưa vào chế tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, như Belco, Hanel, Hịa Phát, Tiến Đạt...

tiến tới sản xuất ra các linh kiện xuất khẩu.Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 20-30%.

Trước đây, nhĩm mặt hàng này chưa thực sự được quan tâm phát triển nhưng với bước nhảy vọt về kim ngạch XK trong mấy năm gần đây, điện tử và linh kiện máy tính đang là một trong những nhĩm mặt hàng được xếp vào danh sách “các mặt hàng XK tiềm năng”.

Theo định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm cơng nghiệp của ngành cơng nghiệp thì mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính được xếp vào nhĩm trọng tâm ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010 và phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 4,7 tỷ USD vào năm 2010, tăng trưởng bình quân ở mức 27%/năm.

II. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH VÀ THÀNH TỰU ĐẠT

ĐƯỢC

Trong nhiều năm qua, xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của nước ta khơng ngừng tăng mạnh.

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), việc xuất khẩu (XK) ngành hàng điện tử–CNTT (bao gồm hàng điện tử, linh kiện máy tính)

của Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ năm 1996, với giá trị 90 triệu USD. Năm 2000 được coi là năm đỉnh cao của XK ngành hàng này với kim ngạch đạt 782 triệu USD, các sản phẩm điện tử–CNTT năm đĩ được xuất đi 35 nước. Sau năm 2000, do khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch XK hàng điện tử–CNTT bị giảm sút nghiêm trọng: năm 2001 xuất được 595 triệu USD, năm 2002 giảm cịn 492 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 2003, do tình hình kinh tế thế giới đã bắt đầu ổn định, giá trị XK lại tăng lên 672 triệu USD, riêng sáu tháng đầu năm 2004 đã đạt 405 triệu USD. Dự kiến năm 2004 sẽ vượt năm 2000 là năm cĩ kim ngạch XK cao nhất. Kết quả này đã nâng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử–CNTT đứng thứ sáu trong số các ngành hàng xuất khẩu ở nước ta.

Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu là 1427.4 triệu USD.

Năm 2006, XK hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt 1,708 tỉ USD (tháng 12 đạt 137 triệu USD), tăng 20% so với năm 2005. Trong đĩ, chủ yếu là máy in của cơng ty TNHH Canon Việt Nam, chiếm 38,2%; bảng mạch các loại chiếm 25,8% tổng trị giá xuất khẩu của nhĩm hàng này.

Kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 là 2,15 tỷ USD, tăng 26,1% nhưng chỉ đạt 89,8% kế hoạch năm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng năm 2008 lên 1,43 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 40,8% kế hoạch năm và cĩ thể đạt con số 3 tỷ USD vào cuối năm.

Như vậy, chỉ trong vịng 6 năm, kim ngạch xuất khẩu nhĩm hàng này đã tăng khoảng 13 lần, từ mức 166,07 triệu USD trong năm 2002 lên mức 2,154 tỉ USD vào năm 2007 và khoảng 3 tỉ USD trong năm nay.

Với đà tăng trưởng như hiện nay, điện tử và linh kiện máy tính được Bộ Cơng Thương xác định là nhĩm sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn trong giai đoạn 2006- 2010, với kim ngạch dự kiến đạt khoảng 5 tỉ USD vào năm 2010.

Tuy nhiên, theo đánh giá của VEIA, giá trị xuất khẩu hàng điện tử–CNTT của ta cịn rất nhỏ so với các nước trong khu vực. So với kim ngạch XK ngành hàng này của các nước ASEAN năm 2001, Singapore đã đạt 70 tỷ USD, Malaysia 52,6

tỷ USD, Thái Lan 22,8 tỷ USD, Indonesia 10 tỷ USD và ít nhất là Philippines cũng đạt 7 tỉ USD

III. CÁC THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC

Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường điện tử thế giới sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới, với mức tăng trưởng bình quân 8 - 10%/năm, trong đĩ sản phẩm chuyên dùng tăng trưởng mạnh hơn (9-10%) trong khi sản phẩm điện tử tiêu dùng chậm hơn, chỉ khoảng 5%

Các sản phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh, bao gồm các thiết bị kỹ thuật số 15 - 18%, thiết bị viễn thơng đặc biệt là điện thoại di động sẽ tăng trưởng rất mạnh, từ 12 đến 15%, máy vi tính nhất là máy tính xách tay sẽ cĩ mức tăng trưởng cao, 10-12%

Sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam hiện được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Riêng thị trường EU, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2005 mới chiếm 0,03% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Ðây là con số quá nhỏ bé so với nhu cầu nhập khẩu của EU lên tới 484 tỷ USD/năm. Việc gia nhập WTO chính là cơ hội lớn cho hàng điện tử và linh kiện máy tính Việt Nam thâm nhập thị trường EU_ một trong những thị trường chủ lực hiện nay.

a. Châu Á:

Tại khu vực ASEAN, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này thời gian gần đây khoảng 25 tỷ USD/năm, trong khi xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN năm qua chỉ chiếm 2,2% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Việt Nam phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ đĩ lên trên 5%, đạt kim ngạch vượt con số 1 tỷ USD.

Năm 2006: Châu Á vẫn tiếp tục là thị trường chủ yếu của sản phẩm điện tử xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,09 tỷ USD nhưng chỉ tăng 3,1% so với năm 2005,

Năm 2007 Các thị trường chính cho sản phẩm này là Thái Lan với 370 triệu USD;, Nhật Bản: 269 triệu USD, Philipin: 173 triệu USD…

Tính chung 7 tháng đầu năm:

kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các nước châu Á đạt 394,33 triệu USD, chiếm 62,5% tổng kim ngạch xuất, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đĩ, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Thái Lan đạt cao nhất với trên 33,23 triệu USD trong tháng 7, nhưng giảm 6,3% so với tháng 6 và giảm 5,7% so cùng kỳ năm 2007. Nhìn chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang thị trường Thái Lan đạt 232,75 triệu USD, tăng 16,7% tiếp đến là Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang nước này 7

tháng đầu năm đạt 20,77 triệu USD, tăng 39,1%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng, tăng 177,8% so cùng kỳ năm 2007, đạt 148,8 triệu USD, sang Ấn Độ tăng 218,1%, đạt 14,1 triệu USD.

b. Châu Mỹ:

Thị trường tiềm năng tiếp theo năm 2006 là châu Mỹ (256 triệu USD) Năm 2007 Hoa Kỳ: 273 triệu USD

Trong 7 tháng đầu name: kim ngạch xuất khẩu sang Braxin đang tăng đột biến, với 1175,8%, đạt 18,7 triệu USD. Mỹ cũng là một nhà nhập khẩu lớn hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt 145,75 triệu USD, tăng 5,8% so cùng kỳ năm 2007.

c. EU

Kim ngạch XK vào thị trường này năm 2006 là 305 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng tương ứng 72,5%

Năm 2007 thị trường nổi bật là Hà Lan: 194 triệu USD

5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính sang thị trường EU đạt gần 170 triệu USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong đĩ, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Ba Lan đạt mức tăng trưởng ấn tượng 973,8%, đạt 11,12 triệu USD, cao gần gấp 2 lần so với cả năm 2007. Hà Lan nhập khẩu hàng điện tử của nước ta đạt kim ngạch cao nhất, trên 88,8 triệu USD, tăng 72,1% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp đến là Phần Lan, Slơvakia, Ba Lan, Anh...

Trong 7 tháng đầu năm 2008: Hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang khối EU cũng đạt cao, với 234 triệu USD, tăng 24,4% so cùng kỳ năm ngối và chiếm 16,3% tỉ trọng kim ngạch. Trong đĩ, xuất khẩu sang Hà Lan đạt cao nhất với 111,45 triệu USD, tăng 26,6% so cùng kỳ năm 2007. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang Ba Lan, Phần Lan, Slovakia, Pháp... tăng mạnh với tốc độ tăng 2 con số.

Ngồi ra kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường châu Phi cũng tăng mạnh như UAE, Nam Phi... Như vậy, hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam cĩ thể nĩi đã cạnh tranh được với hàng điện tử của các nước khác trên thị trường quốc tế và đứng vững được tại các thị trường lớn và cĩ những tiêu chuẩn khắt khe như EU, Mỹ, hay Nhật Bản.

IV. THUẬN LỢI

Theo dự báo, năm 2008, nhu cầu sử dụng về nhĩm hàng điện tử trên thế giới vẫn tăng cao khoảng từ 6% đến 8%; từ năm 2008 đến năm 2010 là 8% - 10%.

Trong khi đĩ, Việt Nam hiện đang cĩ những lợi thế về thu hút ĐTNN lớn trong lĩnh vực điện tử, trong đĩ cĩ nhiều dự án quy mơ vốn lớn.

Ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tập đồn Intel (Mỹ) đã nâng vốn đầu tư từ 600 triệu USD lên 1 tỉ USD; Tập đồn Nidec (Nhật Bản) cũng đầu tư 1 dự án tại Bình Dương với số vốn I tỉ USD sản xuất đầu đọc quang học dùng cho đầu DVD, VCD và mơ - tơ siêu nhỏ trong máy ảnh, máy in…; Tập đồn Foxcon (Đài Loan) đầu tư vào Việt Nam số vốn lên tới 5 tỉ USD; Tập đồn MeiKom (Nhật Bản) đầu tư 300 triệu USD ở Hà Tây… Hiện tại, các nhà đầu tư về điện tử của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn tiếp tục tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư và thời gian tới sẽ cịn nhiều dự án lớn được cấp phép trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, với việc ngành điện tử là 1 trong 11 ngành được các nước ASEAN ưu tiên, triển vọng XK các mặt hàng này của Việt Nam sang các nước ASEAN là khá sáng sủa.

Hiện đang cĩ xu hướng chuyển các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử từ Trung Quốc và các nước trong khu vực Đơng Nam Á sang Việt Nam. Chẳng hạn như Tập đồn MeiKom đang cân nhắc việc chuyển nhà máy đang sản xuất tại Trung Quốc về Việt Nam. Một số tập đồn khác cũng cĩ ý định chuyển các nhà máy đang sản xuất linh kiện điện tử của họ ở Trung Quốc, Malaysia sang Việt Nam. Sở dĩ cĩ sự chuyển hướng đầu tư này là Việt Nam hiện cĩ quỹ đất lớn với nhiều vị trí đẹp,

thuận lợi cho sản xuất điện tử và giá cơng nhân rẻ. Mặt khác, qui mơ và phát triển về cơng nghệ đối với nhĩm mặt hàng điện tử ở Việt Nam cũng khá tốt. Vì thế, mục tiêu XK 3,5 tỉ USD trong năm 2008 là khơng quá khĩ khăn.

VEIA từ năm 2002 đã đề xuất loại bỏ thuế nhập khẩu linh kiện (xuống 0%) bất kể xuất xứ từ nước nào. Đối với những linh kiện sản xuất trong nước để tăng hàm lượng nội địa hố, mức thuế bảo hộ khơng quá 10%. Những kiến nghị về thuế của VEIA hiện đang được Bộ Tài chính xem xét và sẽ cĩ cơng bố mức thuế mới trong năm 2004.

V. KHĨ KHĂN VÀ HẠN CHẾ

Ngành sản xuất linh kiện và cơng nghiệp phụ trợ ở nước ta cịn yếu vì địi hỏi vốn đầu tư lớn, sản phẩm làm ra cần thị trường tiêu thụ lớn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử-cơng nghệ thơng tin (CNTT) của Việt Nam đứng thứ sáu trong số các ngành hàng xuất khẩu. Thế nhưng trong thực tế, doanh số ngành này lại vơ cùng nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu cùng ngành hàng của các nước trong khu vực. Cĩ rất nhiều nguyên nhân, và các doanh nghiệp điện tử đang chờ một chiến lược để vực dậy.

DN điện tử Việt Nam tuy đã phát triển về số lượng (khoảng 200 DN), nhưng phần lớn là các DN nhỏ, ít vốn, cơng nghệ sản xuất chưa cao.Trong khi đĩ, các cơng ty đa quốc gia đã thống trị tồn cầu từ chuyên mơn, cơng nghệ, đến thiết lập mạng lưới sản xuất và phân phối, khống chế thị trường tồn cầu. Chính vì yếu năng lực nên các DN Việt Nam phải đi tìm những “thị trường khe”, “thị trường ngách”, là các thị trường và các sản phẩm mà các cơng ty đa quốc gia ít quan tâm hoặc họ bỏ khơng làm. Như trường hợp Cơng ty Điện tử Bình Hồ, một DN “cĩ tiếng” thành cơng trong lĩnh vực XK nhưng cũng chỉ gia cơng, sản xuất các loại biến thế, cuộn cảm, bộ nguồn mini, cụm linh kiện... là các loại sản phẩm các “đại gia” khơng quan tâm vì số lượng ít, lợi nhuận thấp. Một số DN khác như Cơng ty Điện tử Hanel, Nhà máy Thiết bị Bưu điện cũng đã xuất khẩu một số sản phẩm như

máy tính, thiết bị phụ trợ, phụ tùng linh kiện sang thị trường Mỹ la tinh, Lào, Campuchia theo cách thức tương tự.

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này chính là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế về nhân cơng đã và đang cĩ sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam.

Việc tìm kiếm những thị trường “khe, ngách” cũng vơ cùng khĩ khăn và mất nhiều cơng sức. Vì các DN Việt Nam đang thiếu thơng tin về thị trường ngồi nước, nhất là các thị trường xa xơi như châu Phi hay một số nước kém phát triển hơn Việt Nam. Một số DN Việt Nam tìm được đối tác để gia cơng hàng XK nhưng lại khơng đủ vốn và cơng nghệ để sản xuất nên đành phải chuyển giao sang cho DN cĩ vốn đầu tư nước ngồi.

Thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất của ta lại quá cao trong khi ngành cơng nghiệp sản xuất linh kiện cịn chưa phát triển là một nguyên nhân nữa khiến năng lực cạnh tranh của hàng điện tử Việt Nam bị yếu. Vì thế, hàng Việt Nam cạnh tranh về giá ở thị trường trong nước cịn khĩ, chưa nĩi gì đến cạnh tranh ở nước ngồi

Chính sách thu hút và đầu tư sản xuất cho lĩnh vực này của Việt Nam cịn rất yếu kém . Năm 2008, chỉ tiêu cho nhĩm hàng này tăng 59,1% so với năm 2007 nếu so với các nước ASEAN thì con số kim ngạch lại quá nhỏ nhoi. Vì vậy cái lo phấn đấu đạt kim ngạch XK một vài tỉ USD trong mấy năm trước mắt khơng phải là lớn mà chính là cái lo về lâu dài. Năm 2006, XK của Singapore đạt 50 tỉ USD;

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 138)