THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN (XKTS) CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2008:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 51)

NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2008:

1. Tình hình chung:

Trong hơn 10 năm qua, kim ngạch XKTS của Việt Nam liên tục tăng trưởng vững chắc, hàng thuỷ sản Việt Nam đã cĩ mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, nhiều doanh

nghiệp của VN đã chứng tỏ được bản lĩnh trên thương trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách. Nhiều hoạt động hỗ trợ thương mại như hợp tác với Pháp trong xây dựng thương hiệu Nứơc mắm Phú Quốc, tổ chức các hội thảo, hội nghị khác về tiếp cận thị trường… đã mở đầu cho việc hỗ trợ hàng thuỷ sản Việt Nam cĩ được các thương hiệu của mình và nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế.

Bộ Thuỷ sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VASEP và các doanh nghiệp đã tích cực triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đã thu được nhiều kết quả, trong đĩ phải kể đến các doanh nghiệp đã tăng cường mở rộng thị trường thơng qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm thuỷ sản quốc tế để quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thuỷ sản các nước. Hàng năm, cơng tác tổ chức Hội chợ thuỷ sản VietFish và Vinafish đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia, trong đĩ cĩ nhiều gian hàng của các cơng ty nước ngồi. Từ năm 2002, Việt nam đã trở thành nước XKTS đứng thứ 7 trên thế giới.

Thơng tin tham khảo: Một số nước xuất khẩu thủy sản chính trên thế giới: ĐVT: USD Giá trị xuất khẩu Tên nước 2001 2002 2003 Trung Quốc 3 999 274 4 485 274 5 243 459 Thái Lan 4 039 127 3 676 427 3 906 384 Na Uy 3 363 955 3 569 243 3 624 193 Hoa Kỳ 3 316 056 3 260 168 3 398 939 Canada 2 797 933 3 035 353 3 300 313 Đan Mạch 2 660 563 2 872 438 3 213 465

Việt Nam 2.226.900 2.410.900 2.536.361

Tây Ban Nha 1 844 257 1 889 541 2 226 523

Chi Lê 1 939 295 1 869 123 2 134 382

Hà Lan 1 420 513 1 802 893 2 182 588

Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN&PTNT)

Những nổ lực trên của ngành đĩng gĩp quan trọng vào xuất khẩu thủy sản của nước ta ra thị trường thế giới. Cụ thể, trữ lượng thủy sản xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tăng đều trong suốt 19 năm kể từ những ngày đầu thiết lập quan hệ thương mại với các thị trường. Trong 7 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng đều và tương đối vững chắc từ 1,4 tỷ năm 2000 lên đến 3,75 tỷ năm 2007, tăng 167% so với năm 2000 và tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm trong giai đoạn này khoảng trên 10%. Ngồi ra, thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng được mở rộng, ngồi việc giữ vững các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Canada…ngành thủy sản đã chủ trương tích cực đa dạng hĩa thị trường xuất khẩu. Hàng thủy sản của ta đã cĩ mặt ở các nước Bắc Âu, ASEAN, Châu Mỹ, Châu Phi…và đến nay ước tính cĩ tổng cộng hơn 100 nước đang giao thương với ta về lĩnh vực thủy sản.

Nhìn vào biểu đồ, ta sẽ thấy rõ hơn sự phát triển này và cĩ thể phân chia hai giai đoạn phát triển như sau:

+ Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến năm 2004 – Giai đoạn tăng trưởng đều và thấp

+ Giai đoạn 2: Từ năm 2005 đến nay – Giai đoạn tăng trưởng mạnh

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2000 đến 7 tháng đầu năm 2008

Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước chỉ đạt 2,4 tỷ USD, chỉ bằng 90% kế hoạch năm và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2003. Cĩ thể lý giải nguyên nhân của sự tăng trưởng thấp này là do ảnh hưởng của các vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ trong thời gian này khiến các nhà nhập khẩu nước này đã chuẩn bị lượng hàng lớn dự phịng nhằm tránh rủi ro. Ðồng thời, họ chuyển sang nhập khẩu tơm thẻ chân trắng cĩ giá thấp hơn. Trong khi đĩ, Hải quan Mỹ lại đang soạn thảo quy định mới, trong đĩ yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đĩng ký quỹ cho cơ quan hải quan theo tỷ lệ 10% giá trị nhập khẩu từ các nước bị kiện của năm truớc. Vì vậy, hầu hết các nhà nhập khẩu đều ngại mua tơm của các nước bị kiện, trong đĩ cĩ Việt Nam. Nắm bắt được khĩ khăn này, nhiều doanh nghiệp tơm Việt Nam đã chủ động chuyển hướng thị trường xuất khẩu sang Nhật, EU và các nước khác, nhưng việc tăng giá trị xuất khẩu vào các thị truờng này vẫn khơng bù được khĩ khăn của thị truờng Mỹ, ảnh huởng đến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của năm.

Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 1990 – 7 tháng đầu năm 2008

1990 1.019.000 205.0001991 1.062.163 262.234 1991 1.062.163 262.234 1992 1.097.830 305.630 1993 1.116.169 368.435 1994 1.211.496 458.200 1995 1.344.140 550.100 1996 1.373.500 670.000 1997 1.570.000 776.000 1998 1.668.530 858.600 1999 1.827.310 971.120 2000 2.003.000 1.478.609 2001 2.226.900 1.777.485 2002 2.410.900 2.014.000 2003 2.536.361 2.199.577 2004 3.073.600 2.400.781 2005 3.432.800 2.738.726 2006 3.695.927 3.357.960 2007 4.149.000 3.750.000 7 tháng đầu năm 2008 Chưa xác định 2.388.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy Sản

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt hơn 3,2 tỷ USD, vượt hơn 400 triệu USD so với kế hoạch năm; tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt hơn 3,7 triệu tấn, trong đĩ sản lượng nuơi trồng chiếm hơn 1,7 triệu tấn. Cơ cấu về thị trường và hàng thuỷ sản xuất khẩu cũng cĩ sự chuyển hướng tích cực. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 tăng mạnh là do kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa sang các thị trường trong thời gian này, nhất là thị trường Đơng Âu và EU tăng. Sản lượng cá tra, ba sa xuất khẩu ước đạt 210 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 560 nghìn USD. Ngồi ra, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chủ động đầu tư, nâng cấp trang, thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2006, nước ta cĩ thêm 38 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang EU, nâng tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này lên 209 đơn vị. Hàn Quốc cơng nhận thêm 13 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản

sang nước này lên 298 đơn vị. Mặc dù thời gian này nước ta gặp nhiều khĩ khăn như thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng, rào cản về vệ sinh an tồn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada...ngày càng khắt khe, nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn vượt so mức kế hoạch năm.

Năm 2007, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 4149 nghìn tấn, đạt 109% kế hoạch năm và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đĩ, sản lượng khai thác tăng 3%, đạt 2.064 nghìn tấn; sản lượng nuơi trồng đạt 2.085 nghìn tấn, tăng 23%. Tổng giá trị kim ngạch XKTS năm 2007 đạt 3.752 triệu USD, bằng 104% kế hoạch và tăng 12% so với năm 2006. Trong năm 2007, thời tiết thuận lợi cho khai thác thủy sản, nhất là đối với các nghề khai thác hải sản xa bờ như: lưới kéo đơi, câu mực xà, lưới rê chuồn, … và do nguồn lợi thuỷ sản đánh bắt ven bờ cạn kiệt, nguồn lợi hải sản ở các ngư trường cĩ dấu hiệu sụt giảm nên để đảm bảo hiệu quả sản xuất ngư dân đã chuyển hướng sang khai thác cĩ lựa chọn thời điểm và vùng biển nên sản lượng đánh bắt trong năm đạt khá.

Tính đến 7 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 2,388 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007, trong đĩ, chỉ tính riêng tháng 7/2008, Việt Nam đã xuất khẩu 136.125 tấn thủy sản, đạt trị giá 475,976 triệu USD, tăng 76,9% về lượng và 39,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Đây là tháng cĩ mức tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm qua cả về giá trị và khối lượng so với cùng kỳ năm 2007 và so với các tháng từ đầu năm đến nay. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như 7 tháng vừa qua, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đạt kim ngạch 4 tỷ USD trong năm 2008 của ngành cĩ thể đạt được.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 51)