THỊ TRƯỜNG HOA KỲ:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 66)

- Những mặt đạt được:

b)THỊ TRƯỜNG HOA KỲ:

Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam khơng thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ mà phải thơng qua nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba mà chủ yếu là Xingapo và Hồng Kơng. Tháng 2 năm 1994 Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam. Năm 1995 Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức bình thường hố quan hệ và quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập. Kể từ đĩ Việt Nam và Hoa Kỳ đã hình thành và phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản, cả về quản lý, khoa học cơng nghệ và thương mại. Năm 1998, hai nước đã ký biên bản thoả thuận hợp tác giữa nghề cá hai nước và kể từ đĩ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng đáng kể.

Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cĩ hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buơn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt. Hiệp định đã tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.

Biểu đồ 5 - Các nước xuất khẩu thuỷ sản chính sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2003

Nguồn : Bộ Thương mại Hoa Kỳ năm 2003

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ

Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 80 triệu USD, tăng gấp đơi năm 1997 (40 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD, đạt 130 triệu USD, tăng 62,5% so với năm 1998.

Bảng 4 - Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004

Đơn vị : Nghìn USD

Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004

Tơm nước lợ 185,12 308,70 368,62 468,93 277,45

Cá sống 175 216 201 271 357

Cá sấy khơ, ướp muối,

hun khĩi … 374 596 722 1,005 3,549

Hải sản thân mềm, nhuyễn

thể 8,17 6,16 5,82 7,44 6,18

Cá đơng lạnh (khơng bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác)

6,80 10,22 9,23 10,70 14,71

Cá tươi (khơng bao gồm

cá filê hoặc cá thịt khác) 9,59 16,64 24,67 23,66 25,38 Cá filê và cá thịt khác

Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Năm 2000, cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ cĩ sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam đã nắm bắt cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, tơm chiếm tỷ trọng chính 74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam vươn lên vị trí thứ tư về giá trị xuất khẩu tơm sang Hoa Kỳ (về khối lượng đứng hàng thứ 7). Cá tra, ba sa philê đơng lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.

Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng 70.930 tấn thuỷ sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.

Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm 32,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt 777.66 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong nhĩm hàng thuỷ sản, tơm đơng lạnh đạt kim ngạch 469 triệu, chiếm 64% tổng kim ngạch nhĩm hàng thuỷ sản. Tơm và cua chế biến đạt 162 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá phi lê giảm khoảng 19% so với trước do tác động của thuế chống bán phá giá.

Năm 2004, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ các mặt hàng như mực đơng lạnh, bạch tuộc đơng lạnh, tơm đơng lạnh, cá ngừ, cá đơng lạnh, mực khơ, các khơ và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 91.380.6 tấn, trị giá là 602.9 triệu USD. Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đĩ, tơm đơng lạnh đạt 37.060 tấn, trị giá 397 triệu USD, cá đơng lạnh đạt 33.680 tấn, trị giá 119 triệu USD.

Năm 2005, do tác động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá ba sa philê đơng lạnh và tơm đơng lạnh, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang

Hoa Kỳ cĩ phần giảm sút, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.

Khĩ khăn và thách thức từ thị trường Hoa Kỳ

Là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới, thu hút sự quan tâm của cả thế giới nên cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng vơ cùng gay gắt và quyết liệt. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA cĩ hiệu lực, trong khi các đối thủ cạnh tranh của ta đã cĩ hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu. Đây cũng chính là thách thức lớn của Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.

Thuỷ sản chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu mới xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho nên trị giá xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là do các cơ sở thuỷ sản Việt Nam chưa hiểu hết được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ, chưa cĩ sự hợp tác đầu tư với đối tác Hoa Kỳ về cơng nghệ chế biến thuỷ sản ở Việt Nam như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang cĩ chiều hướng gia tăng. Hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng đang vấp phải sự cản trở của những chính sách bảo hộ này. Cá tra và cá ba sa đang phải chịu thuế chống bán phá giá từ 37% đến 64%. Tơm đơng lạnh và đĩng hộp cũng đang chịu sự áp đặt thuế chống bán phá giá.

Do mới cĩ quan hệ kinh doanh với các doanh nghịêp Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường yêu cầu thanh tốn theo phương thức L/C at sight khơng huỷ ngang. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoặc do khơng quen với phương thức thanh tốn này hoặc muốn các phương thức thanh tốn khác (D/A, D/P…) thuận lợi, đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn cho họ. Vì theo phương thức L/C at sight, người nhập khẩu thường phải thanh tốn tiền hàng trước khi hàng đến, trong khi đĩ hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi cho phép nhập vào thị trường. Do vậy, người nhập khẩu rất ngại thanh tốn bằng L/C at sight vì sợ khơng địi lại được tiền hàng trong trường hợp hàng khơng được FDA cho phép nhập khẩu.

Hoa Kỳ là nước cĩ hệ thống luật pháp chặt chẽ, đồ sộ và phức tạp bậc nhất thế giới. Khơng cĩ luật sư thì ngay cả người dân Mỹ cũng khĩ sinh sống một cách bình thường. Ngồi luật pháp Liên bang cịn cĩ hệ thống luật pháp của các bang. Vì vậy, quan hệ thương mại thường xuyên phải gắn với tư vấn pháp lý.

Cùng với các yếu tố trên, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng phải tuân thủ hàng loạt các yêu cầu như:

- Tuân theo các tiêu chuẩn và quy định mang tính kỹ thuật; - Phù hợp với quy định về nhãn mác sản phẩm;

- Kiểm sốt được các hành vi gian lận thương mại; - Tuân theo các quy định về xuất xứ sản phẩm; và - Đảm bảo an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU các NGÀNH HÀNG CHỦ lực của VIỆT NAM và NHỮNG GIẢI PHÁP đẩy MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (Trang 66)