Con người tha hóa, biến chất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 56)

-

2.2.3 Con người tha hóa, biến chất

Dưới ngòi bút của Lý Biên Cương, có những hình tượng nhân vật xoay quanh những vấn đề gần gũi trong cuộc sống đời thường, “xưa, nhưng không bao giờ cũ”, khó khăn, thách thức của cuộc sống đặt con người vào hoàn cảnh nghiệt ngã, dễ tha hóa, biến chất trước cám dỗ của giàu sang và quyền lực trước những sóng gió cuộc đời. Đó là sự xuống cấp về đạo đức, chạy chức chạy quyền, mua danh bán tước, luồn cúi xu nịnh hèn hạ để được vinh thân, dối trên lừa dưới, vô cảm, tàn nhẫn về tâm hồn và trí tuệ. Người cán bộ, đảng viên, có chức có quyền dễ bị quan liêu, hách dịch, tha hóa, biến chất, lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ. Song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có lỗi với cách mạng. Những cái xấu có sức quyến rũ ghê gớm như: cờ bạc, rượu chè, chịu ảnh hưởng của sách xấu, băng đĩa

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 59 -

có nội dung độc hại. Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị cái xấu ràng buộc, chi phối, dần dần tha hóa, biến chất.

Hịch (Sóng cửa sông) là đối tượng tiêu biểu cho loại người tha hóa biến chất

để rồi phải nhận một cái tát trời giáng của Nhẫn và một trận đòn cho cái thói vênh mặt, bắt nạt dân phố. Đó cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho anh chàng

luôn tự nhận mình là “người nhà nước”; tay cung ứng vật tư (Chú tò vò ấy bay

đâu) mánh khóe, mưu mô, lừa đảo; Phát (Bây giờ ta lại nói về nhau) tắc trách,

tay nghề kém, ích kỷ, vinh thân; Lập (Chia tay Hải Phòng) sa đọa, chạy chức

chạy quyền, hám danh lợi.

Mặc dù chúng chỉ là những hạt sạn trong cuộc sống, song dưới góc nhìn của Lý Biên Cương dường như cái xấu chỉ tôn lên và làm nền cho cái đẹp, tính hướng thiện mà thôi.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 56)