Cái nhìn hiện thực – trữ tình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 38)

-

1.2.3 Cái nhìn hiện thực – trữ tình

“Văn học là nhân học” (M.Gorki). Do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mỹ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện với nhau.

Ở Câu chuyện ngắn về con đường dài, trong không gian đêm tối giữa rừng và

thế giới dường như chỉ còn có hai người Hiệp và Vân còn thức thì ngọn lửa cũng

hiện lên thật đẹp: “Ngọn lửa cháy vùn vụt, bỗng được gió cuộn lại, nở tách làm

đôi, cứ uốn éo hất mãi những cái lưỡi nhọn lên cao, khi thì chụm lại như dải lụa cháy phần phật và ở chính giữa khối đỏ mềm đó nhấp nhoáng cụm đỏ đông đặc

hơn, ánh ánh như một con mắt đẹp” [13, tr.232].

Vậy thì cái gì đã khiến cho họ phải thức? Công việc và trách nhiệm ư? Phải chăng tâm hồn đôi bạn trẻ đã mách bảo họ cùng thức. Ngọn lửa của tình yêu phát ra từ những lời đối thoại, những hoạt động của con người nơi đây. Mỗi người đều góp một chút hương vị, tạo nên một nét chấm phá đẹp trong bức tranh vùng mỏ, nhưng tất cả những con người có mặt trong thời chiến đã làm nên tổng thể của cảnh vật cuộc sống.

Nếu như cuộc sống hiện thực trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 41 -

bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường; thì bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẽ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè trong kẽ lá bàng lại càng gợi buồn khó tả nơi phố huyện nghèo. Thì ở đây, dưới ngòi bút Lý Biên Cương là một chùm sáng giữa rừng đang hừng hực cháy, ngọn lửa của tuổi trẻ khát khao khẳng định mình và cũng là ngọn lửa của trái tim, chan hoà thực sự, ấm áp tình người.

Sự hoà quyện giữa hiện thực và trữ tình đã giúp Lý Biên Cương có được chất văn nhẹ nhàng thanh thoát, ẩn hiện nhân cách lão thực của ông.

Hơn nữa, trong truyện vừa Ngày ấy còn rừng rậm, tác giả còn thể hiện tư

tưởng, tình cảm của Quân qua những lời độc thoại đầy chất thơ khi một mình vô vọng tìm người thầm yêu “Ngân em, em ở rừng hay đã ra biển? Em có nghe anh gọi? Em có hay trái tim mọi người đang đau nhói. Nó vô lý, hết sức vô lý? Anh

không thể tin em biến mất” [13, tr.210].

Thành công của Lý Biên Cương chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn với xu hướng hiện thực, tạo cho mỗi tác phẩm của ông một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình người của nhà văn với nhân vật đã đưa ý nghĩa truyện lên một tầng cao mới. Ai đó đã định nghĩa về thơ: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời còn là thơ nữa” thì các tác phẩm của Lý Biên Cương, đặc biệt là truyện ngắn có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình thắm thiết mà lại gắn bó với đời thường sâu sắc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 38)