-
3.3.1 Ngôn ngữ của người kể chuyện
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ
về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 102 -
vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp, hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [36, tr.153-154].
Với ngôi thứ nhất: Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả và trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Trong khi đó ở ngôi thứ ba, người kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, người kể dấu mình gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, không biết ai kể nhưng người kể có mặt khắp nơi. Giọng điệu của người kể chuyện ở ngôi thứ hai xuất hiện lúc người kể chuyện rời bỏ vị trí trần thuật (ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba) để tham gia đối thoại trực tiếp với độc giả. Nhưng để kể chuyện cho linh hoạt thú vị người kể có thể lựa chọn ngôi
kể thích hợp. Trong chuyên mục này, chúng tôi chọn tác phẩm tiêu biểu Xe pháo
mã…cọc cạch để đi sâu phân tích về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong các tác
phẩm tự sự của Lý Biên Cương.
Truyện được kể xoay quanh ba nhân vật chính: Người kể chuyện, lão lang, chủ cháo và hai nhân vật là vợ lão lang và cô em “sữa tươi”. Theo thống kê của chúng tôi thì ở ngôi thứ nhất: Người kể chuyện 31 lần; lão lang 11 lần; vợ lão lang 1 lần; chủ cháo 29 lần; cô em “sữa tươi” 4 lần.
Truyện được trần thuật theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi, người kể chuyện cũng là một nhân vật chính. Lựa chọn cách kể như vậy, mọi hình ảnh và sự kiện, con người được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật qua những độc thoại nội tâm. Nhưng lựa chọn cách trần thuật này cũng là
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 103 -
một thử thách không dễ với tác giả, vì người viết phải thực sự am hiểu nhân vật của mình và có khả năng hóa thân cao độ vào nhân vật xưng tôi trong truyện. Sự lựa chọn vai kể như trên đi liền với một đặc điểm nữa trong nghệ thuật trần thuật của truyện. Đó là mạch truyện được triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể chuyện, không theo trình tự thời gian sự kiện, mà thường đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ.
Thống nhất với sự lựa chọn vai kể như trên, truyện đã có một thứ ngôn ngữ và giọng điệu rất phù hợp với nhân vật. Truyện thường dùng các câu ngắn, loại câu kể xen với câu tả và cách diễn đạt rất gần với khẩu ngữ.
Đứng ở ngôi thứ nhất nên người kể chuyện có một vị trí bằng nhân vật, trùng khít với nhân vật. Việc lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” tạo ra hiệu quả cao cho việc trần thuật, phù hợp với loại truyện “vừa kể việc vừa kể về tâm trạng” của nhà văn. Ở ngôi thứ nhất, vừa là người chứng kiến vừa là nhân vật tham gia trực tiếp vào câu chuyện, người kể chuyện đã khẳng định mối quan hệ của mình với nhân vật. Đó là mối quan hệ qua lại luôn hướng về nhau, bổ sung cho nhau, bình đẳng với nhau. Vì vậy, chỉ cần đứng ở một điểm nhìn duy nhất, người kể chuyện đồng thời là nhân vật cứ nhập thẳng vào tâm trạng của nhân vật mà kể, mà giãi bày, mà tâm sự. Lợi ích rõ nhất của việc lựa chọn kiểu điểm nhìn này là người kể chuyện có thể “độc thoại nội tâm” một cách tự do để phơi bày, mổ xẻ, phân tích và bình giá tâm trạng của mình ra trước người đọc.
Nhìn chung ngôn ngữ của ông là ngôn ngữ của cảm xúc gắn liền với tâm trạng nhân vật. Do vậy rất gần với ngôn ngữ thơ ca, vì vậy ta có cảm tưởng như Lý Biên Cương rút ruột mình ra trong từng con chữ. Đọc văn ông, ta bắt gặp một Lý Biên Cương điềm tĩnh mà sâu lắng, suy tư và ưu ái với bao cuộc đời truân chuyên bất hạnh của người phụ nữ.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 104 -