Sự luân phiên điểm nhìn và ngôn ngữ kể

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 102)

-

3.3.2 Sự luân phiên điểm nhìn và ngôn ngữ kể

Khi nghiên cứu Tuyển tập của Lý Biên Cương chúng tôi thấy một đặc điểm

quen thuộc trong bút pháp trần thuật của tác giả là lần lượt thay đổi giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài và ngược lại. Trong một số tác phẩm, nhà văn không duy trì trọn vẹn từ đầu đến cuối một điểm nhìn khách quan bên ngoài mà còn luân chuyển vào điểm nhìn bên trong của nhân vật. Từ điểm nhìn của nhân vật này luân phiên sang điểm nhìn của nhân vật khác. Với loại điểm nhìn này, nhà văn bắt buộc phải sử dụng đến nhiều ngôi kể (có khi là ngôi thứ nhất, có khi là ngôi thứ ba hoặc có thể cả ngôi thứ hai). Do vậy, vị trí của tác giả (người kể chuyện) không còn cao hơn nhân vật nữa mà bằng hoặc thấp hơn nhân vật.

Bảng 3.3.2 (1): Khái quát mối liên quan giữa ngôi kể và điểm nhìn

Người kể chuyện

Ngôi kể Nhân vật Điển nhìn

Ngôi thứ ba > Nhân vật => Điểm nhìn bên ngoài Ngôi thứ nhất = Nhân vật => Điểm nhìn bên trong Ngôi thứ ba

Ngôi thứ hai Ngôi thứ nhất

<= Nhân vật => Điểm nhìn luân phiên

Việc luân phiên điểm nhìn giúp nhà văn phản ánh hiện thực muôn màu của đời sống. Vì thế truyện của ông trở nên đa dạng, sinh động và có sức hấp dẫn với người đọc. Nhờ sự luân phiên điểm nhìn, người đọc có thể đến với một thế giới nhân vật với mọi phương diện thể hiện cả hình thức bên ngoài và nội tâm con người.

Sự luân phiên điểm nhìn trần thuật khi đang ở điểm nhìn của nhân vật này luân phiên sang điểm nhìn của nhân vật khác được thể hiện tiêu biểu trong

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 105 -

truyện Xe pháo mã… cọc cạch liên tục thay đổi trong đối thoại giữa ba nhân vật:

“Tôi đồ là hắn phải pha thêm thứ thuốc gì đó (điểm nhìn người kể chuyện-một anh viết lách quèn)…Trong bộ nội tạng chú heo, tôi đặc biệt nghiện món lá lách. Bùi lắm, ngon đầu lưỡi lắm (điểm nhìn lão lang)…Thì cũng như nghề tao, đánh tiết canh; nghề mày cạo giấy. Chàng lang băm của chúng ta sống bằng đuôi chuột” (điểm nhìn chủ cháo) [13, tr.465-466].

Đôi khi các điểm nhìn lại phối hợp nhau như cánh cửa mở ra cho người đọc

thâm nhập vào ý thức nhân vật. Trong truyện ngắn Que diêm liều mình thắp

sáng, điểm nhìn bên ngoài được sử dụng chủ yếu. Nhà văn nghe nhân vật của

mình kể lại câu chuyện bằng thái độ khách quan, không nhập cảm vào nhân vật, sau đó điểm nhìn đã dịch chuyển vào bên trong nhân vật. Lời nói của chủ thể trần thuật và nhân vật pha trộn quấn quện vào nhau, tạo thành dòng ý thức chung giúp tâm lý nhân vật được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết.

“Anh biết mình say đòn, không thể dừng giữa chừng. Nhào dô, can đảm lên! Cô gái thơm phức ôm trọn vòng tay anh. Ỏn ẻn: “Ngại chi mà trách chơi hử? Chả mấy khi du lịch biển. Dấn tới đi, em sẵn bao an toàn đây. Tắt đèn nhá”. Cô thổi phù ngọn nến. Bómg tối mông lung trời đất. Tiếng sóng dội từng đợt lắc lỏm. Một cái hôn nồng thắm trên môi anh khô ráp. Tối mù hũ nút thế này, nổi đèn lên chứ? Anh muốn sáng? Để làm gì? Nổi đèn, nỡm ạ!” [13, tr.486].

Ngôn ngữ, giọng điệu của người trần thuật đã hóa vào nhân vật. Người trần thuật khách quan ban đầu đã xen vào ngôn ngữ nhân vật những cảm nhận của mình, khiến người đọc khó lòng phân biệt đâu là ngôn ngữ của chủ thể trần thuật, đâu là ngôn ngữ của nhân vật.

Bên cạnh đó, dường như tác giả còn hóa thân vào nhân vật để bộc lộ dòng cảm

xúc dâng trào. Với truyện ngắn Nhớ rét, điểm nhìn trần thuật được bắt đầu từ bên

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 106 -

nhân vật để tái hiện những hồi ức về người chồng, nhập vào dòng suy nghĩ của chị về cái rét đầu tiên cũng là cái rét cuối cùng, chị gần anh: “Chị choi choi nhảy tràn trên các triền cát đọng vẩy tê tê đón anh. Thiếu nước chị đổ vào bộ ngực trần tráng kiện anh đứng đầu thuyền. Chị lã chã nước mắt: “Em nhớ anh muốn chết. Sớm nào em cũng ra Cồn Mang ngóng anh”. Ngày cưới, trời đổ rét ngằn ngặt, tới mức con sóng tung lên đọng lạnh như bông tuyết. Ủ trong mền bông nóng rực, chị vồ vập quấn anh, lắng nghe tiếng chồng thở ấm quẩn bên cổ, bên má. Nhắm mắt, chị tận hưởng cái mùi vị riêng vợ chồng, mùi vị đượm từng sợi bông, không cả thiết cái rét gào rít phía ngoài” [13, tr.561].

Trong cách tổ chức, sắp xếp các sự kiện, chi tiết của câu chuyện, ông tôn trọng tính chân thực và tập trung thể hiện tư tưởng tác phẩm. Sự thay đổi ngôi kể chính là

thay đổi điểm nhìn, từ điểm nhìn chủ quan của ngôi “Tôi” đến điểm nhìn khách quan của người thứ ba nghe câu chuyện về Hạnh (Người đàn bà ngang qua đời tôi)

đã hoàn toàn bị xúc động bởi câu chuyện đó khiến cho tác giả có thể bộc lộ trạng thái của mình một cách chân thành, không che giấu, không kìm nén. Đó là ngôi kể mang tính hướng ngoại ở những hành động trực tiếp, nhưng đôi khi nó cũng mang tính hướng nội trong lời kể qua những cảm xúc nội tâm bên trong.

Ngòi bút linh hoạt của nhà văn đã khéo léo kết hợp giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Sự hòa trộn thật khéo léo khiến người đọc khó có thể nhận biết là nhân vật đang nói hay nhà văn đang nói. Như vậy, dù kể ở ngôi thứ ba nhưng người trần thuật lại hoàn toàn nhập vào nhân vật để kể, để hồi tưởng. Nhờ sự kết hợp đó mà tư tưởng của nhân vật được thể hiện sâu sắc hơn. Nhà văn đã dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài với giọng điệu khách quan vào điểm nhìn bên trong của nhân vật.

Đọc truyện Lý Biên Cương, ta thấy nhà văn thường len lỏi vào ngõ ngách của đời sống để nghiên cứu, khám phá cái phong phú, phức tạp của lòng người. Ông

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 107 -

hướng ngòi bút vào việc khám phá thế giới bên trong của con người. Ý thức đối thoại giữa các nhân vật một cách trực tiếp cũng được nhà văn chú ý. Các nhân vật ở đây là những chủ thể đối diện nhau, họ không chỉ nói về nhau mà còn nói với nhau. Và như vậy, khi người trần thuật chuyển từ điểm nhìn tác giả sang điểm nhìn nhân vật sẽ tạo khả năng đối thoại rộng rãi cho tác phẩm. Mỗi nhân vật có thể phát ngôn cho một tư tưởng riêng và tư tưởng đó góp phần thể hiện tư tưởng tác giả. Thành công của ông là sự kết hợp khéo léo giữa các điểm nhìn. Sự kết hợp đó vừa giúp tác giả truyền tải nhiều hơn, sâu hơn bức tranh hiện thực phức tạp đa dạng của cuộc sống, vừa giúp người đọc hiểu rõ nội tâm phong phú, đa dạng của nhân vật. Vì thế truyện của Lý Biên Cương luôn đọng lại những dư âm trong lòng người đọc.

Từ việc luân phiên giữa các điểm nhìn dẫn tới việc ngôn ngữ kể cũng thay đổi cho phù hợp với ngữ cảnh của truyện. Lồng trong truyện là những từ ngữ được thể hiện trong lớp trẻ, tuy lạ tai nhưng lại rất hiện thực cuộc sống. Một loạt ngôn

ngữ hiện thực, mới lạ được Lý Biên Cương sử dụng trong Tuyển tập.

Bên cạnh đó một số từ địa phương cũng được ông vận dụng đúng vùng miền mang tính hiện thực như vùng Trà Cổ: “ – Ơi, phải anh vầy…Vầy đó, cóc chết ba năm mà” [13, tr478-479], vùng Hòn Gai “ăn vận mốt mới” [13, tr.218], vùng Huế - miền Trung “- Anh chớ khinh em nhé! Lâu ni chưa được thỏa kể chuyện” [13, tr.436]; “Hạnh phúc nhứt” [13, tr.436]; “Ngại chi mà trách chơi hử? [13, tr.486], vùng Nam bộ “biểu… kêu…nè” [13, tr.143]; “móc đời tư” [13, tr.554].

Việc đưa ngôn ngữ đời sống, vùng miền vào trong tác phẩm có thể xem là một lối kể chuyện phá cách, vượt chuẩn của các nhà văn. Lớp ngôn ngữ quan phương, cổ kính tạo cho người đọc niềm tin vào sự có thật của các chi tiết được kể. Còn lớp ngôn ngữ hiện đại, trần trụi lại giúp người đọc được sống trong không khí “thật” của câu chuyện, cảm nhận được sự gần gũi, thân quen trong

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 108 -

từng lời kể. Điều quan trọng hơn là với ngôn ngữ này, Lý Biên Cương có điều kiện đi sâu khám phá thế giới tâm hồn sâu kín, đầy ngõ ngách của con người. Toàn bộ bản chất của con người theo lời nói được bộc lộ ra và được giải thích một cách thoả đáng, thuyết phục hơn.

Bảng 3.3.2 (2): Ngôn ngữ hiện thực của đời sống trong Tuyển tập

(xếp theo vần abc của chữ cái đầu từ trái qua phải)

ăn dầy (tr.486) ăn sóng nuốt gió (tr.479) bám nhằng nhằng (tr.672) bám rung rung (tr.228) băng dè đạo đức (tr.635) biến (tr.298)

cặp tóc vỏng veo (tr.149) cháy giần giật (tr.53) chíp hôi (tr.637)

chuyện rơn rếch (tr.544) chống lầy (tr.151) con mòng mới (tr.468) cười hô hố (tr.684) cũng đèm đẹp (tr.666) dáng lon chon (tr.85) đi tắng tưởi (tr.551) đứng trân trân (tr.101) giọng nhả nhớt (tr.499) khăm khẳm (tr.553) kẻng trai (tr.311) móc đời tư (tr.554) mắt vỏng veo (tr.467) mấy băng (tr.224) muỗi vo vo (tr.664 ) môi chon chót (tr.467) mùi lờm lợm, ai ải (tr.146) mò nem, nhá chả (tr.469) một hõn tiền (tr.499) lưng lửng tuổi (tr.526) nhỏm nhẻm (tr.224)

nhảy tâng tâng (tr.221) nhanh nhảnh (tr.223) ngọn lửa vỏng vảnh (tr.221) nhìn trân trân (tr.113) nước quẫy ràn rạt (tr.54) nước mắt râng râng (tr.70) nhỡn tiền (tr.482) ngoa ngôn (tr.550) ngon đứt lưỡi (tr.469) nghề mạt vận (tr.499) nôn ra (tr.486) ngùn ngụt người (tr.473) nhảy choi choi (tr.667) ngủ thiêm thiếp (tr.665) nhung nhúc tuổi (tr.574) nước leo lẻo (tr.537) rùng rùng chớp sấm (tr.644) sáng vỏng veo (tr.76) sáu sọi mốt (tr.222 ) sấp mặt trước đồng tiền(tr.550) vệt sáng lành lạnh (tr.135) thấy ánh chạnh (tr.113) thưa chữ (tr.499) trắng lạ trắng lùng (tr.163) trùng trùng việc (tr.180) tiếng nhon nhỏn (tr.93) toi cả công đọc (tr.550) trót đời (tr.505) tự do chơn chớn (tr.224) xắng xở (tr.477)

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 109 -

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)