-
3.4.2 Từ ngợi ca đến trầm tư, lão thực, hiền minh, triết lý
Xuyên suốt đường đời sáng tác của mình, giọng điệu trong các tác phẩm của Lý Biên Cương không chỉ là giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng mà còn là tiếng reo hân hoan trước sự thăng hoa của tình đời, tình người. Truyện của ông thấm đẫm một tinh thần lạc quan có cơ sở ở niềm tin của nhà văn vào ý thức, lý trí, vào sự năng động như là bản chất của sự sống con người.
Nếu Nguyễn Minh Châu sử dụng giọng ngợi ca để gắng tìm những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người, thì Lý Biên Cương ngợi ca để khích lệ ở hiện thực tâm hồn con người. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn, giọng điệu ấy được thể hiện theo những cung bậc khác nhau. Chính điều đó làm nên nét đặc sắc riêng của từng tác giả.
Qua khảo sát Tuyển tập của Lý Biên Cương, chúng tôi nhận thấy nếu xem
giọng điệu như một yếu tố nhằm thể hiện nội dung và chủ đề của tác phẩm thì giọng điệu trầm tư cũng góp phần không nhỏ. Ở góc độ nào đó chính là những nét riêng, độc đáo góp phần tạo nên phong cách văn xuôi Lý Biên Cương.
Với tiểu thuyết Phù du là một thiên truyện kể về một gia đình trí thức đang êm
ấm sống tại thủ đô, con trai kỹ sư, con gái đang đợi giấy báo điểm thi đại học, còn “Ông Thư được đánh giá là một nhà văn đúng mực của thành phố. Giữa thời buổi bung ra đến loạn xạ các quan điểm văn chương, các loại sách tạp pí lù, các kiểu viết câu khách, hoặc tán tỉnh xu thời tầng lớp phụ trách mới” [13, tr.647].
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 112 -
Ông Thư vẫn giữ được mực thước của lớp người viết văn nghiêm túc từ cư xử đời thường lẫn những trang viết, không tập hợp quanh mình các phe nhóm, dù nhiều tín nhiệm văn chương với bạn đồng nghiệp, cũng không a dua theo bất cứ nhóm nào, dù mấy anh chàng viết lách rất nỏ mồm đòi cấp tiến, đòi dân chủ và lôi kéo ông. Những tưởng không có gì xảy ra, vậy mà bỗng chốc phải chống đỡ bao sóng gió. Chính đứa con gái cưng đã làm ông choáng váng, từ việc con Nhàn đang chờ báo điểm thi đại học thì uống thuốc ngủ tự tử trong lúc đã mang thai hai tháng, được cấp cứu kịp thời nên qua khỏi thì giờ đây gia đình ông lại phải đối mặt với việc nó theo trai vượt biên sang Hồng Kông “Ông nâng niu nó từ lúc còn ẵm ngửa và sau này thành cô thiếu nữ xinh tươi. Ông coi được chăm sóc con là tự chăm sóc mình, chuộc hết mọi lỗi lầm nếu có, bình thản đi tiếp giữa cuộc
sống đầy ngang trái” [13, tr.646].
Dọc hành trình tìm con thì hoàn cảnh xui khiến ông lại gặp được cô gái nhà sàng, hai mươi năm về trước đã dâng hiến trọn đời mình cho nhà văn trẻ trong một đêm mưa gió: “Ông lặng lẽ rít thuốc, ơn bà bao nhiêu và cũng ngạc nhiên không ngờ đời mình, bên cạnh tuyến chính thống lại vững bền một tuyến phụ” [13, tr. 658]. Cái tuyến phụ ấy hai mươi năm nay, đi liền cuộc sống với ông mà ông không hay biết, không hề tưởng tượng mình có nó. Phải chăng định mệnh xô đẩy ? Phải chăng cuộc đời ông rẽ sang một bước khác. Làm sao có chuyện kỳ dị thế, đi tìm con lại được thêm một người đàn bà và một đứa con. Người đàn bà trẻ đang tuổi hồi xuân thở đều bên tai ông, đôi lúc ông phải xoa bàn tay mình lên mặt bà, xem mình tỉnh hay mơ.
Đọc truyện Lý Biên Cương, chúng tôi, những người đang nghiên cứu thiên truyện này dường như thấy ông cũng đang trầm tư về chính cuộc đời tác giả. Luôn thấy ông lo âu cho con người trong một thế thái nhân tình hỗn loạn song ông luôn tìm cho họ những giải pháp cách đấu tranh chống lại cái ác để tồn tại,
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 113 -
để phát triển. Lý Biên Cương buồn đời, thương đời, mà không chán đời. Bởi vì quan niệm nhân bản về con người trong truyện ngắn Lý Biên Cương thấm đẫm một tinh thần lạc quan. Tinh thần ấy có cơ sở ở niềm tin của nhà văn vào ý thức, lý trí và tính năng động như là bản chất của sự sống con người: “…Bao chuyện dồn dập đến, ông phải ứng phó với từng truyện, sao cho trong ấm ngoài êm? Ông không ngờ chuyến đi bất đắc dĩ này lại gặp Ngấn. Giá mình đừng tìm Ngấn, đừng bị quá khứ thúc đẩy một thoáng, đừng lẩn thẩn tò mò…Nhưng thôi, sự sống vốn công bằng, vốn quay tròn trong vòng tay số phận, mình muốn thoát, đâu nổi” [13, tr.677].
Có thể nói, đây là nét sáng tạo trong cách trần thuật của Lý Biên Cương, góp phần làm kịch tính trong thiên truyện. Từ ngợi ca nhà văn Hoài Thư, qua một vài biến cố nên giọng điệu của người kể chuyện đã chuyển sang trầm tư, lão thực. Chính sự xuất hiện của những dấu ngoặc đơn làm nhiệm vụ chú thích một vấn đề nào cho câu chuyện mà Lý Biên Cương kể với người đọc thêm phần khách quan và sinh động hơn.
Trong truyện Chú tò vò ấy bay đâu, hiện lên chân dung ông giám đốc mỏ đầy
nghị lực, tuy mới được cất nhắc từ trưởng phòng sản xuất lên thẳng giám đốc đúng lúc mỏ đang đứng bên bờ vực phá sản “Ông tiếp nhận một gia tài gần như trống trơn, ngoảnh chỗ nào cũng bí rì rì, lòng người tán rã, mắt đăm đăm buồn. Chính ông cũng không ngờ mình cùng đồng đội chèo lái mỏ vượt nổi một chặng đường cực kỳ khúc khuỷu, sóng gió nhiều lúc tưởng lật thuyền. Ông ngày đứng vững một chỉ huy chắc chắn, nhiều mưu tính, nghĩ ra đủ mọi cách làm táo tợn, để hôm nay có thể thở phào con thuyền mỏ đang đi dần vào quỹ đạo của dòng sông thương trường” [13, tr.617]. Nhưng ông luôn tỏ ra là người có bản lĩnh, luôn vượt
lên trên thế sự, chấp nhận hoàn cảnh một cách ung dung tự tại. Nhưng cũng chính
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 114 -
với gia đình ông mà nguyên nhân sâu xa lại là tay chạy vật tư dưới quyền ông đã giăng bẫy khiến vợ ông bị công an bắt vì tội lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy. Một truyện “tình ngay lý gian” để rồi đằng sau những hào quang của mỏ là lời giãi bày trầm tư của người kể chuyện với nhà văn “…vắt tay lên trán, tôi mới ngẫm nghĩ về vợ. Tưởng đầu gối tay ấp bao năm, con sống có, con chết có, mình tường tận chân tơ kẽ tóc người bạn đời. Hóa lâu nay chỉ bận tâm lo cho mỏ, cho hòn than, mình đâu hay vợ mình âm ỉ thành tia chớp khác, ngọn lửa khác. Bà ấy thay đổi tính tình đến khó hiểu. Đàn bà là một bí ẩn của cõi người, càng tìm hiểu càng khó lý giải, tưởng đơn giản giơ tay với được nhưng càng với càng hụt” [13, tr.620].
Có thể nói, Lý Biên Cương là một trong những tác giả hiện đại thể hiện thành công vẻ đẹp của kẻ sĩ hôm nay giữa bao nhiêu bộn bề của cuộc sống đa đoan, đa sự. Một lần nữa, người đọc lại được ông trần thuật câu chuyện với giọng điệu từ ngợi ca đến trầm tư. Nhưng bất kể cuộc sống có phức tạp đến đâu, thế thái nhân tình có bạc bẽo đến đâu, thì Lý Biên Cương luôn thể hiện tiếng nói thấm đẫm một tinh thần lạc quan, nhân hậu, thể hiện niềm tin của mình vào bản thể con người.
Ông luôn mong mỏi những tác phẩm của mình sẽ mang lại cho người đọc một chút ấm lòng. Vì thế đọc truyện của ông, ta còn thấy ông thể hiện thái độ đồng cảm, ngợi ca vẻ đẹp của cuộc đời bình dị quanh ta, đó là vẻ đẹp được xây cất lên từ sự ấm áp của tình nghĩa con người.
Thông qua Tuyển tập, đã thể hiện nhịp điệu kể chuyện rất từ tốn, chậm rải của
người kể chuyện. Càng trầm tư hơn khi khi giọng kể lạc trong mưa Huế. Trong
truyện ngắn Sữa thơm dòng sông Hương, tác giả đã thuật lại tình cảnh éo le của
Mai Chăm “Một lần nữa tôi lại ngơ ngác trước em. Không vì kiếp lênh đênh em trải, mà vì chuyện em kể thành thật và tin cậy. Em tin cậy nơi tôi? Nghĩa là em vẫn còn tin ở con người, ít nhiều để em có chỗ chuyện trò, để bớt thui thủi cô
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 115 -
quạnh, để có cái đích mà bấu víu” [13, tr.437]. Một nhịp kể thể hiện sự tỉnh táo, cảm thông và chia sẻ của tác giả với những người bán thân bên dòng Hương.
Một điểm quan trọng nữa giúp nhận ra giọng điệu trầm tư của Lý Biên Cương là lối kể chuyện bình thản, có sao nói vậy. Những lúc như vậy, người đọc bắt gặp nhân vật người kể chuyện có khi đứng ngoài xưng “tôi”, có khi nhập vào nhân vật chính để kể lại những sự việc xảy ra một cách rất thản nhiên đôi khi có phần dửng dưng, lạnh lùng nhưng thực chất trong lòng rất đau đớn, xót xa. Trong truyện Lý Biên Cương vấn đề này thể hiện rõ nhất là ở những câu văn mà tác giả cố tình để cho nhân vật kể chuyện trong quá trình trần thuật.
Bên cạnh lối kể chuyện với nhịp điệu chậm rãi, từ tốn, lối trần thuật bình thản của Lý Biên Cương còn ở sự cân nhắc trong việc sử dụng ngôn từ mềm mại. Đây là một điểm rất khác của Lý Biên Cương so với khá nhiều những nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao trước 1945.
Cũng là hợp lý thôi, Lý Biên Cương là nhà văn thiên về cái đẹp, ngơi ca. Vì thế, so với các nhà văn vừa kể, ngôn ngữ và giọng điệu của ông mềm mỏng và nhẹ nhàng hơn; Lý Biên Cương không chửi rủa, không mạt sát, không văng tục, không thóa mạ, không tỏ ra cay cú, khi đề cập đến những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống. Chúng ta thấy rõ vấn đề này ở tay chạy vật tư mỏ “lắm mưu, nhiều
kế” (Chú tò vò ấy bay đâu). Đây là những truyện mà Lý Biên Cương muốn góp
tiếng nói phê phán những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống nhưng giọng điệu của ông vẫn rất nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Lý Biên Cương tuy có bất bình, có không hài lòng về những điều bất công, giả dối của con người trong cuộc sống nhưng ông không lên giọng quát tháo, không mạt sát. Đó cũng là thành công của Lý Biên Cương trong việc sử dụng ngôn từ để tạo nên một giọng điệu trầm tư nhằm lột tả bản chất của những truyện mà ông tâm đắc.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 116 -
Từ ngợi ca đến hiền minh, triết lý : Qua khảo sát các tác phẩm rất hay bắt
gặp ông triết lý. Giọng triết lý được đặt vào đối tượng nhân vật. Khi là giọng của một nhà văn luôn đi tìm cái đẹp cho đời. Các nhân vật trong truyện Lý Biên Cương đều giàu trải nghiệm, vì thế mà cũng ưa triết lý. Bởi định mệnh lịch sử
mà các nhân vật của ông không ai hoàn toàn là nhân vật phản diện.
Đọc những truyện Lý Biên Cương, người đọc còn nhận thấy một giọng điệu nổi bật trong các tác phẩm của ông là giọng triết lý. Nhà văn suy ngẫm về thế thái nhân tình và thể hiện quan điểm cách nhìn của mình dưới dạng những triết lý có tính khái quát cao.
Giọng điệu triết lý là một trong những nét đổi mới từ sau 1975 của các nhà văn hiện đại nói chung. Lúc này, nhà văn đối mặt với nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh thế sự. Giọng độc thoại bị lấn dần bởi giọng đối thoại, tranh biện về những vấn đề của đời sống, những vấn đề nhân sinh thế sự như ý nghĩa cuộc đời, sự lựa chọn cách sống, kế mưu sinh, vấn đề lương tâm, đạo đức thường được luận bàn trao đổi.
Từ những câu chuyện của cuộc sống thường ngày, nhà văn chiêm nghiệm triết lý luận bàn để chủ đề được mở rộng và nâng vấn đề lên tầm khái quát. Nhà văn cần đi sâu khai thác đời sống nội tâm của con người chứ không phải chỉ miêu tả đơn thuần những sự việc hàng ngày bày ra trước mắt.
Những triết lý của Lý Biên Cương về cuộc đời, về sức sống của con người được ông gửi gắm rải rác trong các trang truyện. Có khi từ những mâu thuẫn trong gia đình, nhà văn khái quát thành quan niệm về bản năng tự vệ của con người. Cuộc sống chưa bao giờ dễ dãi xét cả tiến trình dài dằng dặc. Ước muốn bao giờ cũng cao hơn trạng thái hiện thực và sự sinh tồn.
Truyện Lý Biên Cương từ sau 1986 có nhiều nét đổi mới. Viết về đề tài đời tư thế sự, giọng điệu trần thuật trong các tác phẩm không còn là giọng đơn thanh