-
3.4.3 Chất trữ tình của giọng điệu
Bằng tâm huyết của một tấm lòng nặng nợ với đời, Lý Biên Cương đã cố gắng đem đến cho người đọc những trang văn đẹp, chân thật và nhân văn. Ông không lên gân, không làm duyên, viết tự nhiên như chính đời sống (và đó cũng vừa là mặt mạnh lẫn mặt yếu của văn ông). Lời văn Lý Biên Cương không mấy khi có tiếng ầm ào hỗn độn xô bồ của vùng công nghiệp, truyện của ông không mấy khi gai góc băm bổ ngoắt nghéo, ma mị như ai đó, mà thường mỏng mảnh, thanh thoát dịu dàng, qua đó ông gửi gắm nhiều chiêm nghiệm sâu xa về cuộc đời, về mình, về người, về những gì ông từng chứng kiến và ngẫm ngợi, dù rất nhẹ nhàng bình dị, vẫn luôn có sức lan tỏa, vọng vang đến mọi bến bờ.
Nhà thơ Triệu Nguyễn đã nhận xét: “Truyện của Lý Biên Cương giàu chất thơ. Câu văn của ông thon thả duyên dáng như dáng đi của những hoa khôi, á hậu và đặc biệt chúng có gương mặt thuần Việt, là điều không phải nhà “điêu khắc văn” nào cũng tạo ra được” [9, tr.1]. Có lẽ vì thế mà trong các tác phẩm của mình, ông luôn tìm tòi, thiết tha thể hiện mọi điều tốt đẹp từ cuộc sống, từ con người. Ông luôn trân trọng và hướng con người tới cái Chân - Thiện - Mỹ, tới cội nguồn văn hoá đạo đức truyền thống dân tộc. Chính vì thế nhà văn đã tìm đến giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng. Hơn thế, nhân vật trong tác phẩm của ông là những con người rất đỗi bình thường. nhưng ý thức sâu sắc về trách nhiệm trước bản thân, nghề nghiệp và cuộc sống.
Trong truyện ngắn Mùa lũ, viết năm 1969 kể về mối tình mà cả hai đều đã gặp
nhau ở chiến truờng, nay lại gặp nhau trên công trường khai thác than, bẽn lẽn pha chút ngại ngùng thì giọng điệu trữ tình lại được thể hiện ngay phần mở đầu của tác phẩm:
“Em có nghe tiếng mùa này của lúa
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 120 -
Trong truyện Sóng cửa sông thì yếu tố trữ tình lại là lời gói ở cuối truyện
“Vầng trăng tròn xoe mọc trên bầu trời cao, lướt qua gọng vó của người bạn đời tin cậy và trôi ngang ống khói xây dở. Trăng lưỡng lự mắc lại đỉnh ống khói, từ từ vượt lên vòm trời vằng vặc mây sáng” [13, tr.393].
Đôi khi, nó có thể là những đoạn văn đan xen vào giữa quá trình diễn biến của các sự kiện và nhân vật trong cốt truyện từ khi cốt truyện bắt đầu được triển khai cho đến khi kết thúc. Chẳng hạn, khi tác giả lột tả tính cách của Lân những ngày
đầu làm dâu đã bộc lộ bản chất của một người “Dâu tây” (Câu chuyện ngắn về
con đường dài), nào là lẳng lơ, lười biếng, ưỡn ẹo và có một lối sống xa hoa thì
nhà văn đã lồng ghép giọng điệu nhằm minh họa cho lời văn miêu tả: “cái màu váng càng phi mỡ càng nổi, càng khuấy mạnh càng phồng” [13, tr.228].
Qua nghiên cứu và thống kê của chúng tôi trong Tuyển truyện, một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên chất trữ tình của giọng điệu là trong 27/49 truyện, tác giả đan xen những bức thư, những vần thơ, những dòng nhật ký, những câu hát và cả những lời ví von của dân gian làm cho câu chuyện được kể
trở nên uyển chuyển, nhẹ nhàng.
Năm 1997 với tác phẩm Người đàn bà ngang qua đời tôi mà nhân vật chính
là cô giáo Hạnh được ví như nữ khùng, bôn ba trên mọi chiến tuyến, thách thức mình, trò cười thiên hạ. Nhưng qua bức thư, giọng điệu lại thật sự cảm thông
“…Hạnh nó có nhan sắc thật đấy, nhưng tính nết thất thường, đàn ông ai cũng phải xao lòng trước ánh mắt và hình thể nó. Song chẳng hiểu sao, ai lâu nhất cũng chỉ kéo dài ba năm…Nó đánh chửi, rồi đuổi người ta như phường chèo. Nóng lên nó đập hết. Chấp nhận yêu người ta tưởng không thể rứt ra, vậy mà chỉ một thời gian sau lại phụ tình ngay được…” [13, tr.515].
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 121 -
Trong tiểu thuyết Phù du, tác giả sử dụng nhiều những vần thơ, câu ví. Lưu lại trong nhật ký của Nhàn là mấy vần thơ “thanh cưu” anh chàng ích kỷ được trích trên tờ Tiền Phong Chủ nhật:
“Đôi ta chớp bể mưa nguồn
Em châu chấu đá, anh chuồn chuồn bay”. [13, tr.644]
Đến tâm trạng của tù binh Mỹ, khi bị giam trong bốn bức tường nhà tù thì bài dân ca của người da đỏ Mê-hi-cô vẫn vang lên khe khẽ trong An-vơ-rét:
“Hỡi em xinh đẹp, ta có thể giết chết em.
Chỉ mỗi ta yêu em, em phải yêu ta, yêu ta…”[13, tr.252].
Trong tác phẩm Trăng khuyết thì những lời ví von cũng được tác giả sử dụng:
“Thấy anh như thấy mặt trời,
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao…” [13, tr.394].
Đó cũng là một phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung tư tưởng của tác phẩm, bộc lộ đầy đủ, tập trung hơn thái độ, sự đánh giá của mình đối với nhân vật cũng như quan niệm nhân sinh quan của mình. Nếu tác phẩm là nơi ký thác của tác giả thì trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố quan trọng, qua đó tác giả thể hiện trực tiếp những điều muốn nhắn gửi của mình đến độc giả.
***
Không bóng bẩy, không cầu kì, hoa mỹ, văn của Lý Biên Cương cứ tự nhiên thấm vào lòng người. Đó là sức hấp dẫn tự nhiên của một cây bút có nội lực. Tất nhiên đôi chỗ người đọc vẫn nhận ra sự lặp lại của cốt truyện và cách dùng từ, ngòi bút luôn bay bổng với các nhân vật nữ. Nhưng như người đời thướng nói “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Bằng tâm huyết của một tấm lòng trọn đời với nghiệp văn chương, ông đã trở thành văn sĩ có năng suất cao của đội ngũ văn chương vùng mỏ, cố gắng đem đến cho người đọc những áng văn đẹp, chân thật và nhân văn.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 122 -
KẾT LUẬN
Trong Luận văn này, bằng phương pháp tiếp cận định lượng như: thống kê, liệt kê, hệ thống hóa tài liệu, so sánh, phân tích và tổng hợp đối với 46 tác phẩm
trong Lý Biên Cương – Tuyển tập Truyện ngắn, Truyện vừa, Tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn học, 2003, qua việc nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật tự sự trong văn
xuôi Lý Biên Cương nhằm khẳng định vị trí, tài năng, phong cách nghệ thuật và
những cống hiến của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng tôi bước đầu đã thu được những kết quả dưới đây:
1. Về đặc điểm cái nhìn hiện thực và hình tượng tác giả: Trong những tác
phẩm của mình, ông luôn xuất hiện gián tiếp qua các yếu tố khác nhau để hình thành nên tác phẩm nhưng rõ nét nhất là thể hiện qua hình ảnh nhân vật, đặc biệt là nhân vật trung tâm trong tác phẩm. Tác giả kể chuyện đời thường, dẫn dắt, lôi cuốn người đọc mải mê đi từ cảnh đời này đến cảnh đời khác, tựa như khơi mạch bắt nước phải chẩy theo dòng. Đặc biệt với truyện ngắn đã thuyết phục bạn đọc bởi sức hấp dẫn từ đầu đến cuối, văn chương sáng sủa, nhẹ nhàng mà thấm thía; số phận nhân vật được khai thác đến chiều sâu, đến từng khía cạnh cuộc sống.
Lý Biên Cương không chỉ đơn thuần là người dẫn dắt câu chuyện mà nhiều khi ông cũng kể chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Qua đó, sự xuất hiện của nhân vật tạo được ấn tượng riêng và cuốn hút người đọc khiến họ muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc truyện của Lý Biên Cương là hình ảnh con người của chính ông, là những nơi bước chân ông đã đi qua, là vùng mỏ mà ông gắn bó suốt đời, là những mối quan hệ trong cuộc đời, đặc biệt là những thân phận người phụ nữ.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 123 -
2. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Viết về những con người lao động, ông
đã làm rõ trên trang văn của mình là những người lao động trưởng thành trong thời đại mới với những số phận éo le. Song “Các nhân vật của ông dù đứng ở tuyến nào, hoàn cảnh u tối nào vẫn được dành những “khoảng không” để hướng về ánh sáng” [38, tr.5]. Nhà văn viết về họ với tất cả tấm lòng trìu mến, thương yêu, dù có soi rọi dưới góc độ nào cũng là để khẳng định cái đúng, cái tốt đẹp, làm cho con người yêu đời hơn, xã hội nhân văn hơn. Để làm được điều đó, Lý Biên Cương đã chọn cho mình những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc khắc họa nhân vật, từ cách đặt tên, miêu tả ngoại hình đến nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm và nghệ thuật xây dựng
tình huống. Qua đó càng làm nổi bật hình tượng nhân vật.
Hơn nữa, ông còn thể hiện theo xu thế hướng thiện, chia sẻ, cảm thông với thân phận người phụ nữ, bởi họ luôn là “phận liễu mềm, dễ nghiêng mình theo mọi biến thiên” của cuộc sống. Từ việc miêu tả hình dáng và khám phá vẻ đẹp nội tâm nhân vật, Lý Biên Cương rất hiếm khi sử dụng thuần nhất một quan điểm trần thuật trong các sáng tác của mình mà luôn có sự thâm nhập đan xen, dịch chuyển để tạo nên sự hấp dẫn, uyển chuyển linh hoạt trong nghệ thuật dẫn truyện. Nhân vật trong tác phẩm của Lý Biên Cương rất gần gũi với đời sống hằng ngày với những con người bình thường trong lao động và trong tình yêu. Tuy nhiên, tính cách các nhân vật nữ nhiều khi lại giống nhau, nhân vật nam thường gắn theo mác “kẻng trai”, do vậy phần nào còn mang tính đơn điệu.
3. Về cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu cũng là những
thành công quan trọng trong nghệ thuật tự sự của Lý Biên Cương. Từ những năm tháng chiến tranh, đến thời kỳ bao cấp và bước sang thời mở cửa với cơ chế thị trường. Bên cạnh những tác phẩm được xây dựng theo môtíp truyền thống “có
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 124 -
cốt truyện” thì rất nhiều truyện Lý Biên Cương viết theo kiểu “truyện không có cốt truyện”. Với giọng điệu tâm tình, văn của Lý Biên Cương cứ tự nhiên thấm vào lòng người. Đó là sức hấp dẫn tự nhiên của một cây bút có nội lực. Tất nhiên đôi chỗ người đọc vẫn nhận ra sự lặp lại của cốt truyện và cách dùng từ, ngòi bút luôn bay bổng với các nhân vật nữ. Điều này phần nào lý giải vì sao nhân vật nữ luôn là tâm điểm trong hầu hết truyện của ông. Những người phụ nữ mang trong mình những nỗi đau nhân thế.
Để thể hiện được ý đồ nghệ thuật và quan niệm sáng tác của mình, Lý Biên Cương đã tổ chức kết cấu tác phẩm chủ yếu theo hướng đơn tuyến, bằng nghệ thuật mở đầu và kết thúc câu truyện ở thời hiện tại, kết hợp với việc đảo trật tự thời gian. Nó góp phần phản ánh đa điện cuộc sống của con người. Trong đề tài
nghiên cứu này, chúng tôi đã đi sâu phân tích tác phẩm Người đàn bà ngang qua
đời tôi, trích lục nhiều dẫn chứng cho các chuyên mục, bởi thiên truyện là sự
tổng hợp nghệ thuật tự sự của người cầm bút. Đọc văn ông, chúng tôi có cảm giác mình được sống nhiều hơn, lại giống như đang chiêm ngưỡng một công trình được tạo tác tài hoa. Văn ông đẹp, thoáng đãng lại mượt mà, thể hiện sự giàu có về ngôn ngữ văn chương. Có khi, cố công tìm mãi cốt truyện thấy gần như ''không có gì'' thế mà truyện ngắn ông viết vẫn cho thấy nội lực dồi dào. Sự tinh tế, nhạy cảm của ông, ngôn ngữ văn chương giàu có của ông là thứ không thể bắt chước được.
4. Càng đọc nhiều văn ông, ngấm hơn những điều suy ngẫm, những triết lý ẩn sâu trong các tác phẩm của ông tôi càng thấy bức ảnh chân dung ông ở đầu Tuyển tập đã bắt đúng cái thần của nhà văn. Có lẽ, ông muốn bạn bè, đồng nghiệp luôn thấy hình ảnh đẹp nhất của ông - nhà văn Lý Biên Cương với trái tim đau đáu những nỗi niềm luôn khao khát hướng về cuộc sống.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -