-
2.4.1 Dòng tâm tư chiều sâu, tính sinh động, thời hiện tại trong
Khi miêu tả nhân vật, Lý Biên Cương thường tập trung vào việc khắc hoạ đời sống nội tâm. Ngòi bút của ông “tỉa” vào từng ngõ ngách tâm hồn của con người, phát hiện ra những bi kịch đang ẩn chứa bên trong cõi lòng. Mỗi nhân vật của ông có một sắc thái tâm lý, một cách nhìn hiện thực riêng. Tính cách nhân vật của ông không chỉ được đánh giá, nhìn nhận từ việc miêu tả ngoại hình, từ hành động bên ngoài mà được soi rọi từ bên trong. Về điểm này, có thể nói ông chịu ảnh hưởng không nhỏ của các “bậc thầy” như: Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân. Truyện của Lý Biên Cương luôn đề cao tư tưởng và đời sống nội tâm người phụ nữ. Với ông, cái nhà văn quan tâm không phải là những cái gì cụ thể cảm tính từ thế giới bên ngoài nhân vật mà chính là con người bên trong, thế giới bên trong đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật. Với việc lựa chọn hình ảnh người phụ nữ là chủ đạo, Lý Biên Cương đã thành công trong việc tổ chức “những mạng lưới ngôn ngữ bên trong” phức tạp của nhân vật. Đó chính là những độc thoại và đối thoại nội tâm ở bên trong “dòng tâm tư”. Và nếu xét ở trong phạm vi ngôn ngữ tự sự nói chung thì những độc thoại và đối thoại này là sự chuyển hoá từ ngôn ngữ trần thuật của tác giả sang ngôn ngữ nhân vật hoặc là lời kể của tác giả nhưng mang ý thức và suy nghĩ của nhân vật. Hiểu đơn giản, độc thoại nội tâm là lời của nhân vật nói với chính nó, diễn ra trong nội tâm của nó. Ở văn học tự sự thời cận đại, độc thoại nội tâm có chức năng kịch tính hoá hành động, ý thức của nhân vật, phô diễn sự tự khám phá, sự tự ý thức của nhân vật.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 76 -
Đặc biệt, trong truyện ngắn của Lý Biên Cương, độc thoại nội tâm và đối thoại đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng loại nhân vật tự ý thức. Khác với nhân vật của Thạch Lam, nhân vật của Lý Biên Cương không phải của cảm giác mà là nhân vật tâm tư, nhân vật suy nghĩ. Những lúc ấy, dòng độc thoại nội tâm và đối thoại sẽ đến trong suy nghĩ nhân vật. Họ là những kỹ sư, bộ đội, công nhân có cùng một mâu thuẫn nội tâm giữa một bên là ước mơ cao cả chính đáng, giàu lòng nhân ái với một bên là bi kịch nghiệt ngã của cuộc sống .
Nghệ thuật tự sự của Lý Biên Cương thành công chính là ở số phận các nhân vật bị chìm đắm trong những hoàn cảnh éo le của cuộc sống hàng ngày rồi rơi vào quá trình tha hoá. Sự tha hoá diễn ra trong tâm hồn nhân vật buộc nhân vật phải đấu tranh với nó để tìm lại mình. Những lúc ấy, nhân vật phải đối diện với chính mình, tranh cãi với mình rồi lại biện hộ, phân bua cho mình để thoát khỏi hoàn cảnh.