Con người trong các mối quan hệ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 40)

-

1.3.1 Con người trong các mối quan hệ

Với xã hội: Lòng nhiệt huyết của hai nữ kỹ sư đi “mở đất” nơi “Mở mắt đã

ngột ngạt mùi bùn, mùi cỏ thối, mùi phân chim, những thứ mùi chua nghoét, lờm lợm ai ải” [13, tr.146], nhưng trên hết cả là tình cảm với quê hương đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ của Tám “Chị thiệt sung sướng được về làm việc chính đồng đất quê hương. Ước mơ bao ngày mới thỏa” [13, tr.146].

Với thiên nhiên: “Không, bảo anh ít bạn, không đúng. Anh có bạn phong lưu

hơn mọi người trên đời. Những bạn thiên nhiên kỳ diệu kia…mặt trời bao giờ cũng đợi anh ra làm “ốp” tối mới chịu lặn” [13, tr.79] và Suyền cũng “biết trăng

tròn dần từng ngày và khuyết dần từng buổi” [13, tr.79].

Với gia đình: Truyện vừa Đất quê thì ông đã khắc họa nên tình cảm ông cụ

Ngũ và thằng cháu Tộc. Hình ảnh người ông kính yêu đã khắc sâu vào lòng con trẻ để đến khi sang cát, được giao việc tắm rửa cho ông, nó “lao người từ một góc mộ đến…Con rửa á? Thằng bé kêu lên, ngơ ngác xen lẫn xúc động” [13, tr.348].

Với cộng đồng: Mỗi nhà văn, trước hết là người rất nhạy cảm với những bức

bối xã hội. Một nhà văn sẽ viết được tác phẩm hay khi họ luôn giữ trong lòng mình niềm tự hào dân tộc, tự hào công dân Việt, khi họ được quyền viết về vấn đề mình quan tâm với một tinh thần nhân bản, khi tác phẩm của họ được độc giả đón nhận một cách đồng lòng. Đó cũng là điều mà nền văn học Việt Nam hiện nay vươn tới, nếm trải một niềm vui lành mạnh, được cùng hàng triệu người làm một việc nhỏ bé nhưng ngây ngất và sung sướng. Điều mà nền văn học Việt Nam cần nhất hiện nay là một nguồn cảm hứng xã hội có khả năng liên kết tất cả mọi người lại với nhau. Tính nhân văn sâu sắc cũng như nguồn cảm xúc, ý tưởng

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 43 -

dồi dào, vốn sống sâu rộng của Lý Biên Cương khiến cho từng trang viết của ông trở nên "đắc địa" và thú vị. Điều này người đọc bắt gặp từ khi lần giở những trang đầu tiên cho đến khi gấp sách lại.

Truyện ngắn Một người về quê ăn Tết là lời tâm sự của hai bố con: “Bố ơi, có

xa hẳn quê, làm rể xứ người con mới thấm thía thế nào là tình cảm gia đình, là nỗi nhớ quê hương. Con nói điều này không biết bố có tin, con chỉ muốn bay vù về nhà ta ngay, cãi lại bố mẹ một câu, để nghe bố mẹ tức khí chửi cho một trận. Cả tiếng chửi quê mình, ở đây con cũng rất thiếu và rất nhớ” [13, tr.488]. Nhưng cũng là lời giãi bày của những kẻ tha hương cảm thấy cô đơn. Không còn vòng tay chờ đợi, không còn ánh mắt nồng nàn của tình yêu, người ta về nơi chôn nhau cắt rốn, tìm lại yêu thương thơ ấu, khi rời xa những ký ức về quê cha đất tổ. Với lối kể chuyện rất riêng không dễ có, Lý Biên Cương đã xoáy vào trái tim

mỗi người con đất Việt dù ở nơi đâu cũng luôn hướng về Tổ quốc.

Thế giới mình bé nhỏ là tên một truyện ngắn, nhưng cũng là lời gửi gắm, lời

giới thiệu với bạn đọc đời sống nơi xứ người qua cách nhìn của một nhà văn khi tiếp xúc với những số phận người phụ nữ trên cùng chuyến tàu. Đời sống còn ý nghĩa gì nếu thiếu những yêu thương?

Truyện ngắn Về Mỹ, đã chỉ ra được điều này: “Anh không được quyền nói

nhảm. Anh phải biết ơn Việt Nam, những người cứu anh, khi anh đi dội bom giết họ; những người rèn cặp anh ở trong tù, giữa chiến tranh hủy diệt liên miên; những người của văn hóa và lòng nhân ái” [13, tr.257].

Với tiểu thuyết Phù du, lời tác giả phản ánh một sự thật cay đắng hiển nhiên.

Số đông miệt thị, khinh bỉ người di tản như cỏ rác, cha ông tốn xương máu, để rồi con cháu làm mất thể diện quốc gia. Những ai di tản từng trải qua những ngày nhục nhã xa nơi chôn nhau cắt rốn hẳn đã nhiều đêm trằn trọc về đường đi

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 44 -

nước bước, về nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, tự lên án trước lương tâm về hành động của mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 40)