-
3.1.1 Khái niệm cốt truyện
Theo Từ điển văn học thì cốt truyện “Là hệ thống hoàn chỉnh các sự việc và
hành động chính trong tác phẩm tự sự và kịch. Cốt truyện hình thành từ những quan hệ phức tạp, chồng chéo giữa nhân vật và hoàn cảnh, nhân vật và nhân vật, vừa bộc lộ tính cách nhân vật, vừa phản ánh các mối quan hệ xã hội. Cơ sở của cốt truyện là những mâu thuẫn và xung đột trong đời sống xã hội mà nhà văn đã nhận thức, lý giải và thuật lại theo một dụng ý nhất định” [35, tr.161].
Để cấu thành cốt truyện, theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Dù đa dạng, mọi
cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy mỗi cốt truyện đều bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Tuy nhiên, không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy [36, tr.72].
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 79 -
Một điều dễ nhận thấy, truyện trong Tuyển tập của Lý Biên Cương gắn liền
với cuộc đời thực. Tác giả viết truyện thông qua chất liệu cuộc đời đã được trải nghiệm trực tiếp qua kinh nghiệm bản thân, hoặc thông qua những dữ kiện quan sát được hay sự hiểu biết về cuộc đời của người khác. Ông đã khoác cho nhân vật của mình diện mạo và cá tính của những con người sống thực. Khảo sát
Tuyển tập này, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu toàn diện các yếu tố
cấu thành nên cốt truyện của Lý Biên Cương, mà chỉ đi sâu phân tích các dạng truyện nằm trong phạm vi đề tài nghiên cứu.