Điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 70)

-

2.3.3 Điểm nhìn bên trong

Là loại điểm nhìn được sử dụng đầu tiên trong các sáng tác văn học “dòng ý thức”. Nó được biểu hiện bằng hình thức tự quan sát, tự thú nhận của nhân vật “tôi”, hoặc bằng hình thức người trần thuật dựa vào cảm giác, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới, là những truyện ngắn với người kể chuyện ở ngôi thứ nhất nhưng không phải để kể việc mà để giãi bày tâm sự – cái tâm sự ngổn ngang, phức tạp.

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 73 -

Việc lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” tạo ra hiệu quả cao cho việc trần thuật, phù hợp với loại truyện “vừa kể việc, vừa kể về tâm trạng” của ông. Ở ngôi thứ nhất, vừa là người chứng kiến vừa là nhân vật tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Vì vậy, chỉ cần đứng ở một điểm nhìn duy nhất, người kể chuyện đồng thời là nhân vật cứ nhập thẳng vào tâm trạng của nhân vật mà kể, mà giãi bày, mà tâm sự.

Với truyện ngắn Đồng Đăng có phố Kỳ…lạ, người kể chuyện xưng “Tôi”

đồng thời cũng là nhân vật: “Tôi không ngờ mình trở lại Đồng Đăng…tôi chắc mỗi mình thức…Tôi mặc cả…Chúng tôi…Đồng Đăng của tôi kia…một đứa con gái nhẹ dạ và bất hạnh nhất cõi đời này, liệu phải chính tôi?...Người ta quây đuổi

chúng tôi như đuổi tà” [13, tr.507-508]. Ưu điểm của việc lựa chọn kiểu điểm

nhìn này là người kể chuyện có thể “độc thoại nội tâm” một cách tự do để phơi bày, mổ xẻ, phân tích và bình giá tâm trạng của mình ra trước người đọc.

Cũng thuộc điểm nhìn bên trong, tiếng rao “than ơ” (Người bán than rong) đã

gắn kết đôi bạn bất đắc dĩ. Người kể chuyện cũng là nhân vật xưng “tôi” với cái nhìn cảm thông: “Tôi vốn người vùng than, quanh năm sấp ngửa cùng than, đi đâu gặp được hình dáng màu sắc than là bập lấy luôn, âu cũng dễ hiểu cái thói

quen cục bộ riêng mình” [13, tr.604]. Hơn nữa ông còn bộc lộ nhiều suy tư trăn

trở khi anh bán than rong chẳng may bị tai nạn qua đời “Anh bạn “than ơ” tôi mất đích thực rồi…Chẳng hay cô vợ mà anh luôn nức nở ngợi khoe, bao giờ mới biết tin anh chết? Liệu cô có cuống lên, có gầm gào khóc lóc vĩnh biệt một con

người đã từng trao xương gửi thịt” [13, tr.614].

Trong truyện Xe pháo mã…cọc cạch, người kể chuyện đồng thời là nhân vật

chẳng ngại ngùng bày tỏ nỗi niềm của người kể chuyện. Thông qua hình tượng người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, Lý Biên Cương đã bày tỏ cái tôi của mình vừa chân thành, vừa châm biếm lại vừa mỉa mai, xót xa, đau đớn. Cách xây dựng điểm

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 74 -

nhìn trần thuật từ bên trong cho thấy sự sắc sảo của ngòi bút Lý Biên Cương. Người kể chuyện vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện đồng thời là tác giả làm cho truyện của ông tràn ngập các lớp tâm trạng. Nhà văn thiên về miêu tả ý nghĩ, tâm trạng nhân vật, các xung đột, trăn trở, dằn vặt tư duy tình cảm.

Tâm hồn con người luôn là một thế giới bí ẩn phải đi sâu khám phá. Miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật là cách hữu hiệu nhất để nhà văn chạm vào mạch ngầm đời sống bên trong con người. Nhà văn đã khai thác tâm trạng nhân vật, các xung đột, trăn trở của nhân vật thông qua đối thoại và độc thoại. Qua khảo

sát Tuyển tập, chúng tôi nhận thấy rất hiếm khi nhà văn sử dụng những cái gạch

đầu dòng cho cuộc đối thoại mà đa phần nhân vật của Lý Biên Cương là lời độc thoại nội tâm, thể hiện dòng tâm tư miên man của nhân vật. Nó thường xuất hiện khi nhân vật ở trạng thái xúc động mạnh, nhân vật thường đặt ra những câu hỏi sau đó tự phân tích, trăn trở những tư duy, tình cảm…

Với Lý Biên Cương, những độc thoại nội tâm của nhân vật thường xuất hiện trong mỗi truyện. Điều đó chứng tỏ ông là một cây bút tự sự thiên về khắc họa tâm trạng nhân vật. Do vậy các tác phẩm của ông có sức hấp dẫn riêng và góp phần làm tăng thêm tính chân thực, khách quan của tác phẩm và chạm tới chỗ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi con người.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)