-
3.1.3 Trình tự thời gian kể
Thời gian khách quan luôn tuân theo quy luật một chiều trong mối tương quan của vũ trụ: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai. Tuy nhiên thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian nghệ thuật được tái tạo lại mang tính chủ quan của tác giả. Cả về chiều dài, quy mô, hướng vận động của nó đều tùy thuộc vào cảm quan cá
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 85 -
nhân nhà văn. Mũi thời gian quay ngược hay xuôi là do diễn biến tâm lý nhà văn đơn giản hay phức tạp, đơn tuyến hay đa tuyến quy định. Văn học là quá trình thanh lọc tâm hồn nhà văn, do vậy nó được “đặc chế” với độ tinh khiết nhất về chất trong ý tưởng của tác giả. Thời gian trong nghệ thuật có sức mạnh riêng, đủ khả năng đi ngược lại quy luật tự nhiên. Do mang đặc điểm tâm lý của nhà văn, cho nên thời gian trong tác phẩm văn chương cũng bắt đầu từ điểm nhìn của tác giả về hiện thực khách quan.
Vì vậy, thời gian trong tác phẩm của Lý Biên Cương chiếm phần nhiều vẫn là thời gian tâm lý. Để miêu tả kiểu thời gian này, ông chú trọng đi vào những thời khắc quan trọng có khả năng gánh toàn bộ câu chuyện. Ông đã đưa truyện của mình vào quỹ đạo của tâm lý nhân vật. Trên cơ sở ấy nhân vật trong truyện của ông đưa đẩy những suy nghĩ đi theo hai chiều: Vừa hồi tưởng, vừa liên tưởng. Do đó thời gian trong các tác phẩm của Lý Biên Cương cũng hướng mũi tên dọc theo hai chiều: Dĩ vãng Hiện tại.
Lối kể của ông có sự ngưng đọng, dồn nén về thời gian theo mạch suy nghĩ nhân vật. Lý Biên Cương thường sử dụng phương thức tỉnh lược thời gian để tập trung vào những điểm nổi bật, chủ yếu là những đoạn giằng xé trong tâm lý của nhân vật. Nhân vật đẩy sự siêu tưởng của mình vào những đám cháy lương tâm, vào những cuộc chiến phân thân giữa hai chiều ý tưởng và phản giá trị của nó là: Nên hay không nên hành động, hành động ấy là thẩm mỹ hay phi thẩm mỹ. Tất cả tạo nên những “cú hích” trừu tượng của những hình ảnh đứt quãng trong suy nghĩ nhân vật.
Từ trước đến sau: Là lối kể truyền thống, với Sữa thơm dòng sông Hương là
một thiên truyện không có hồi kết về cuộc đời của mẹ con Mai Chăm “bán mình” bên dòng Hương, được ông kể lại theo đúng trình tự những gì mà ông đã chứng kiến, những gì đã găm vào lòng ông như một kỷ niệm nhói đau, bởi lâu nay ông
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 86 -
cứ cao siêu đâu đâu, chung chung nhạt nhẽo đến từng câu nói “Lần ấy, sau năm bảy năm, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tôi cậy cục, lập đủ thứ mẹo mới kiếm được tấm vé đi Sài Gòn…Và Huế nữa. Huế, con sông Hương vẫn được đọc trong thơ, hát trong nhạc…Cái gì của Huế cũng lấp lánh hào quang…Lần hai vô Huế, năm một chín tám sáu, sau mười năm chẵn. Tôi theo một gánh hát vào dự hội thi diễn. Lần này trụ đúng mười ngày. Biết thế nào là Huế mưa…Lần ba, tôi đến Huế, hè một chín chín hai. Nắng giang đỏ khắp thân cây, hè phố, nắng như đốt rạc từng viên gạch bao quanh thành nội. Huế đang cơn sốt thương trường” [13, tr.433-438]. Bên cạnh lối kể chuyện truyền thống, Lý Biên Cương còn kết hợp cách dẫn truyện ở thì hiện tại, tạo cho câu chuyện được kể luôn tươi mới.
Hiện tại kết hợp với trình tự từ trước đến sau: Trong phạm vi nghiên cứu, một
môtip kể chuyện: Hiện tại => Quá khứ 1 => Quá khứ 2 => …=> Hiện tại,
được Lý Biên Cương sử dụng trong 16 tác phẩm. Ở các truyện này mở đầu câu chuyện kể về sự việc đang xảy ra, cũng là dẫn dắt câu chuyện, sau đó ngược về quá khứ theo thứ xa nhất đến quá khứ gần nhất, rồi kết truyện lại quay về sự việc hiện
tại ban đầu. Thể hiện rõ nhất ở các truyện như: Chia tay Hải Phòng; Đất quê; Thu
cảm; Một người về quê ăn tết; Đồng Đăng có phố Kỳ… lạ; Dã Quỳ; Phù du…
Ngược về quê hương Hải Dương với truyện vừa Đất quê, Lý Biên Cương đã
cho chúng ta thấy những gì đã và đang xảy ra trong gia đình ông nguyên trung tá công binh, tổng cục công binh ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Như Phụng. Truyện được bắt đầu từ bằng việc đoàn tụ bất chợt, con cháu đang cải táng cho ông cụ Ngũ (bố ông Phụng) được xác định bằng thời gian và địa điểm cụ thể: “Ba giờ sáng ngày mười sáu tháng một (tính theo âm lịch) năm Ất Sửu, tại nghĩa địa núi Mắt Mèo bỗng sáng trưng từng cụm lửa…Mấy đứa con ông Ngũ ở mãi đâu kéo về bốc mộ cho ông cụ đây. Thật thỏa hương hồn ông cụ” [13, tr.309]. Nhưng sau đó truyện được ngược về quá khứ với anh du kích Nguyễn Như Phụng năm xưa,
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 87 -
từng thành viên gia đình ông Sự, ông Dân (hai em trai ông Phụng), cô Dự , cô Nếp năm xưa và bà Gián ngày nay (vợ hai và vợ cả ông Phụng), thằng Tộc (cháu ông Phụng) và đặc biệt là hình ảnh “người con của cách mạng” Nguyễn Như Giảng (con trai ông Phụng đã hy sinh). Lần lượt với quá khứ, nhưng cuối cùng lại được quay về việc hoàn tất cải táng “Thằng Tộc không nghe mẹ nó khấn, lặng lẽ đứng ngoài. Nó muốn chia tay với ông nó lần cuối thật trang trọng, theo đúng sở nghiệm của lòng nó” [13, tr.349].
Nhịp điệu kể chuyện: Là một trong những nhân tố chủ yếu của thời gian tự
sự. Trong tác phẩm văn học tự sự, người kể chuyện có thể kể tỉ mỉ một khoảng thời gian nhất định và cũng có thể bỏ qua hoặc chỉ kể rất ít một giai đoạn nào đó của câu chuyện. Điều này dẫn tới tốc độ tự sự nhanh, chậm khác nhau; có thể gia tốc khi một khoảng thời gian tương đối dài được kể trong số trang tương đối ngắn, giảm tốc đối với trường hợp ngược lại, còn đẳng tốc (đồng tốc) là tự sự có tính chất đẳng thời, nghĩa là trần thuật mà không có những biến đổi về tốc độ.
Khi đi sâu nghiên cứu các tác phẩm của Lý Biên Cương, chúng tôi thấy toát lên là lối kể chậm rãi, tỉ mỉ, khúc chiết trong khoảng thời gian ở cấp độ câu chuyện (cái được biểu đạt) được biểu hiện như thế nào trong khoảng thời – không gian (tức là số trang văn bản truyện hay thời gian giả) ở cấp độ truyện kể (cái biểu đạt); xem xét sự kết hợp giữa các vận động tự sự và nhịp điệu kể chuyện trong mỗi tác phẩm. Mặt khác, đánh giá nhịp điệu ấy có giá trị như thế nào trong việc biểu hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Nhịp điệu kể chuyện tăng dần: Hoạt cảnh là những giai đoạn sinh động của
hành động, xảy ra đồng thời với những thời khắc sôi nổi nhất của câu chuyện. Trong các tác phẩm tự sự của ông, hoạt cảnh chủ yếu là đối thoại và chiếm tỉ lệ tương đối lớn so với các vận động tự sự khác.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 88 -
Trong Câu chuyện ngắn về con đường dài, hoạt cảnh đối thoại xuất hiện với
mật độ khá dày đặc. Lược thuật là thuật lại trong một vài đoạn hoặc một vài trang sự tồn tại của những quãng thời gian tương đối dài mà không có những chi tiết của hành động hoặc lời nói.
Lý Biên Cương đã sử dụng các lược thuật để nén các sự kiện với mật độ dày đặc. Các sự kiện quan trọng được tung ra theo cách thức gối đầu, đan cài, đồng hiện và nén lại trong một số ít dòng truyện. Nhịp điệu trần thuật ở đây trở nên dồn dập, khẩn trương, đặc biệt là ở những giai đoạn căng thẳng của truyện.
Sự tương tác giữa các vận động tự sự sẽ tạo ra nhịp điệu kể chuyện của tác phẩm. Nếu đem số trang dành cho một sự kiện hoặc một phần của văn bản truyện để chia cho khoảng thời gian thực tế (năm, tháng, ngày...) tương ứng của câu chuyện được kể thì sẽ thấy được sự biến đổi của nhịp điệu kể chuyện.
Ở phần giữa của truyện, khi các tỉnh lược, các lược thuật xuất hiện và gia tăng cùng với các hoạt cảnh đã dần làm đảo ngược độ chênh giữa thời gian của câu chuyện và thời gian kể chuyện so với phần đầu. Thời gian giả bị co dần lại, thời gian sự kiện bị gấp khúc và chùng xuống, kéo theo sự gia tốc trong trần thuật. Các sự kiện dần được tích đầy, dồn nén, giãn nở đến căng thẳng và bật tung vào điểm chót. Đó là nhịp điệu của sự căng bức, phản ánh những mâu thuẫn sục sôi trong cuộc sống xã hội.
Bên cạnh đó, nhịp điệu theo cấu trúc “làn sóng” được ông thể hiện với những thay đổi lớn lao đã tạo nên cảm giác về sự bất ngờ, chóng vánh. Việc sử dụng ngừng nghỉ cũng mang những nét riêng với những lời bình luận triết lý, triết luận của người kể chuyện. Tuy nhiên, từ góc độ thời gian tự sự, chỉ những triết lý, bình luận của người kể chuyện mới là những ngừng nghỉ đích thực. Những lời triết lý, bình luận làm cho tốc độ kể chuyện chùng xuống và người kể chuyện có thể len lỏi, khám phá những ngõ ngách trong tâm hồn của nhân vật. Những
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 89 -
ngừng nghỉ có tính chất miêu tả cũng xuất hiện trong các tiểu thuyết này nhưng không nhiều, chủ yếu là tạo khung cảnh. Tuy vậy, đôi khi cũng có một số miêu tả mang chức năng dự báo cho cốt truyện với một vài hình ảnh thiên nhiên chứa những ẩn ý. Những hoạt cảnh độc thoại ở đây tỏ ra chiếm ưu thế so với các hoạt cảnh đối thoại nhằm phản ánh diễn biến tâm lý của nhân vật với những nghi kỵ, giằng xé, cắn rứt.
Nhịp điệu kể chuyện trong các tác phẩm từ chậm rãi chuyển sang nhanh dần rồi lại chậm dần. Nhịp điệu này phản ánh sự gấp khúc trong đồ thị tâm lý của nhân vật. Cũng có trường hợp các ngừng nghỉ đan cài với những suy nghĩ của
nhân vật. Phù du chính là nơi giãi bày dồn dập nhất những số phận, những cuộc
đời từ mọi nẻo đường: “Tôi cảm ơn chiếc IL 18 đến sân bay Cancuta bỗng giở chứng phải đỗ bốn mươi tám giờ sửa chữa. Những chuyện tình cờ ấy giúp tôi
chép nên thiên truyện này” [13, tr.629]. Nhịp điệu kể chuyện được đo bằng thời
gian hiện thực: Nhanh - chậm rãi - chậm - cực chậm - cực nhanh: (114 trang/48h
(từ trang 629 - 743)). Nhưng lồng trong đó là các tình tiết cũng được đo bằng thời gian “sáu tháng con xa nhà” [13, tr.629] (3 trang/6tháng); (10 trang/2 năm)
“Đã hai năm nay, từ buổi sinh nhật lần thứ mười lăm” [13, tr.636]; (18 trang/20 năm) kể về mối tình ngoài “sổ sách” của nhà văn Hoài Thư thời trẻ “Cách đây tròn hai mươi năm. Hồi ấy ông còn quá trẻ, ba lô khăn gói xuống mỏ thâm nhập sáng tác” [13. tr.649]; (147 trang/2 ngày (từ trang 667 - 714)) “Ông Thư xa nhà được hai hôm thì gia đình mắc mớ nhiều truyện mới” [13, tr.667].
Trong tiểu thuyết này, nhịp điệu kể chuyện đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung – tư tưởng của tác phẩm; đồng thời, xem xét nhịp điệu kể chuyện sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng hơn cá tính sáng tạo của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên trình tự và tần suất kể được lặp lại nhiều lần: …đến sân bay Cancuta bỗng giở chứng [13, tr.629]…Cancuta, nắng táp lửa rát
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 90 -
bỏng xuống mặt đường bê tông [13, tr.686]…Tôi hỏi ông Thư: sau đêm đó, ông bà về luôn Hòn Gai bằng đường biển [13, tr.714]… máy bay nghiêng cách chào Cancuta lộng lẫy ánh điện. [13, tr.734].
Nghiên cứu các biểu hiện và sự tương tác giữa các yếu tố này cho phép chúng
tôi, người nghiên cứu Tuyển tập có cơ sở đánh giá đầy đủ về thời gian tự sự
trong các tác phẩm của ông.
Sự ám ảnh: Trong trình tự thời gian kể chuyện luôn hiện ra trong trí óc nhân
vật với những bồn chồn lo lắng hoặc dễ bị liên tưởng bởi những sự việc đã xảy ra trong cuộc sống.
Với Quân (Ngày ấy còn rừng rậm) thì những cơn mưa lũ luôn in đậm trong
tâm trí anh “Điều gì mình linh tính trước chớ có bỏ qua. Ví như tôi gặp những đoạn suối rừng bao quanh khu vực Bàng Đỏ. Không hiểu sao lúc này tôi chợt nghĩ tới những tai họa. Cái cảm giác lạ lùng kia có thể do kinh nghiệm những