-
2.4.2 Dòng tâm tư và màu sắc hiện thực trữ tình
Mọi tác phẩm văn học đều được viết, được kể bằng lời thơ lời văn, lời tác giả, lời nhân vật. Nếu ngôn từ - tức là lời nói, viết trong tất cả tính chất thẩm mỹ của nó là chất liệu của sáng tác văn học, thì là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Truyện ngắn hiện đại thiên về trữ tình (gần với thơ), trong truyện ta cảm được tâm thức hoặc nhân cách nhân vật hơn là ý nghĩa của câu chuyện. Cũng như các cây bút văn xuôi hiện đại khác, do nhu cầu phản ánh muôn mặt của đời sống, Lý Biên Cương không sử dụng thuần nhất một lối nghệ thuật trong các tác phẩm mà thường xuyên có thâm nhập, đan xen, phối hợp, dịch chuyển các điểm nhìn khác nhau, để tạo ra sự uyển chuyển, sự linh hoạt trong nghệ thuật dẫn chuyện. Có điều, nếu các cây bút có hứng thú khám phá và thể hiện đời sống trong tính hiện thực với những quan hệ, xung đột và mâu thuẫn phức tạp thường bộc lộ cách nhìn hiện thực tỉnh táo, sắc sảo. Ông lại có thiên hướng sử dụng
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 77 -
điểm nhìn bên trong để khám phá và miêu tả những gì tiềm ẩn ở mỗi con người. Bởi chỉ ở điểm nhìn này, ông mới đem đến màu sắc trữ tình đậm đà cho những trang truyện của mình – đó cũng là một nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách tái hiện hiện thực của nhà văn. Đó là niềm cảm thông thương xót của “tôi” với những kiếp người nổi nênh, phiêu bạt, nhuốm màu bi kịch mà nhân vật đã tâm sự. Trong lời kể ta có thể thấy những trải nghiệm về cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã từng trải qua, không chỉ dừng lại ở những tác phẩm trên chúng ta còn thấy nhân vật tôi – người trần thuật có mặt ở các truyện, tôi vừa là nhân vật tham gia trực tiếp vào sự kiện biến cố của cốt truyện, vừa giữ vai trò dẫn dắt truyện. Ở kiểu truyện này người trần thuật có điều kiện trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của mình, làm tăng thêm chất trữ tình và tạo sắc thái tự truyện cho tác phẩm, và cũng chính điều này đã làm nên sự độc đáo, nét riêng của nhà văn.
***
Từ việc miêu tả hình dáng và khám phá vẻ đẹp nội tâm nhân vật, Lý Biên Cương không bao giờ sử dụng thuần nhất một quan điểm trần thuật trong các sáng tác của mình mà luôn có sự thâm nhập đan xen, phối hợp, dịch chuyển các quan điểm trần thuật khác nhau để tạo nên sự hấp dẫn, uyển chuyển linh hoạt trong nghệ thuật dẫn truyện. Nhân vật trong tác phẩm của Lý Biên Cương rất gần gũi với đời sống hằng ngày với những con người bình thường trong lao động và trong tình yêu. Nhưng lại xuất hiện dày đặc với những người phụ nữ bạc phận.
Ngòi bút của ông là một tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời rất riêng, bao trùm các phương diện và được độc giả tiếp thu một cách trực quan về cuộc sống. Tuy nhiên, tính cách các nhân vật nữ nhiều khi lại giống nhau, nhân vật nam thường gắn theo mác “kẻng trai”, do vậy phần nào còn mang tính đơn điệu.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 78 -
CHƯƠNG 3
CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU
3.1 Cốt truyện
Trong các tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Khi đặt cốt truyện trong mối quan hệ với chủ đề và tư tưởng tác phẩm, các nhà nghiên cứu đã xác nhận: “Chính sức lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề và tư tưởng tác phẩm; ngược lại, nếu cốt truyện quá sơ lược, nhạt nhẽo, nhàm chán thì chủ đề và tư tưởng của tác phẩm sẽ trở thành một thứ lý thuyết suông, hoàn toàn áp đặt đối với nguời đọc” [18, tr. 136]. Vậy cốt truyện là gì?