Các dạng truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 77)

-

3.1.2 Các dạng truyện

Lý Biên Cương là một trong những nhà văn luôn cảm thông, chia sẻ với số phận nhân vật của mình, đặc biệt là người phụ nữ, bằng cách lột tả những suy nghĩ sâu thẳm với những dồn nén, ức chế, lẫn khao khát sống hiện diện trong nhân vật qua tác phẩm. Dù có cốt truyện hay không có cốt truyện, truyện đơn tuyến hay truyện đa tuyến, nhưng đều đọng lại dư âm nơi bạn đọc. Căn cứ vào khái niệm cốt truyện đã trình bày ở trên và coi đó như là sự dẫn nhập trước khi vào phân tích cụ thể những nét đặc sắc của các dạng truyện.

Có cốt truyện: Như chúng ta đã biết, những sự kiện, biến cố thường là chất

liệu chính để cấu thành nên cốt truyện. Ở đó, chúng thường được tổ chức theo quan hệ nhân quả, thường xoáy vào xung đột, trung tâm, vượt đến đỉnh điểm rồi hướng về kết thúc. Sự kiện liên kết các biến cố theo quan hệ nhân quả là đặc điểm quan trọng tạo dựng nên truyện của Lý Biên Cương.

Tác phẩm Câu chuyện ngắn về con đường dài là thiên truyện kể về chuyến đi

tìm than xi măng của những kỹ sư trẻ phòng khai thác mỏ gồm có:

Phần trình bày: Tác giả giới thiệu các thành viên của phòng kỹ thuật khai thác

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 80 -

cách nhân vật. Trưởng phòng, một phó tiến sĩ đề tài “bãi thải” với cặp kính trắng dày cộp đang yêu cầu các kỹ sư trẻ dừng cuộc cãi lộn để bàn việc lập một tổ đi tìm than xi măng; Hiệp, người khởi xướng đề tài, tổ trưởng, vợ đang làm đơn ly dị với anh chồng “hèn kém”; Kiến, một công tử đẹp trai nhất phòng, nhưng bụng dạ chấp nhặt không kém ai; và Vân, một kỹ sư hóa học than với gương mặt hồng rực dưới mái tóc đen tỉa cúp như tóc con trai.

Phần khai đoạn: Câu chuyện ngắn về con đường dài là một truyện vừa mà Lý

Biên Cương đã ca ngợi lớp trí thức trẻ có sức mạnh của lý trí, của chính kiến, sẵn sàng khám phá những nơi núi rừng hẻo lánh để lao động, cống hiến, đem những hiểu biết của mình thực hiện được ước mơ hoài bão nhằm xây dựng đất nước giàu đẹp. Hơn nữa, cái hoang sơ nguyên thủy của rừng đã kích thích trí tò mò của lớp trẻ như Hiệp, Vân. Bên cạnh đó cũng phê phán những con người chỉ biết sống cho mình, với những luồng tư tưởng mon men ngưỡng cửa thực dụng. Cùng một tổ đi kiếm tìm nguồn than xi măng với những khó khăn, nguy hiểm, nhưng với Kiến thì chỉ là một chuyến đi “vi vu trăng gió”.

Phần phát triển: Đây là phần thường dài nhất của cốt truyện, bao gồm nhiều

biến cố khác nhau, do vậy tính cách nhân vật cũng được dần được bộc lộ: “Đúng như Hiệp đoán, sẩm tối là cả nhóm đến được cửa lò cũ…Vân táo tợn ùa vào trước, lấy gậy khua, miệng sùy đuổi rắn. Có rắn thật, một đôi hổ mang đang ngủ, bị đánh động, ngẩng vọt đầu phì phì giận dữ luồn qua bậc thềm đá. Mặt Vân tái mét, nhưng chân vẫn giậm lấy giậm để tự trấn tĩnh mình nhiều hơn, mắt theo hút cặp rắn luồn trong bụi rậm. Kiến phá lên cười, dứ ngón vào mặt cô gái trêu tức, ồm ồm giục Hiệp dọn chỗ nằm” [13, tr.229].

Phần đỉnh điểm: Được tác giả khai thác liên tiếp với những tình tiết, tâm trạng

nhân vật được đẩy lên đỉnh điểm khi cả tổ phát hiện ra bộ xương của người cán bộ địch hậu thời chống Pháp. Hình ảnh Vân phản ứng ngay tức khắc, “bay” vào anh

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 81 -

chàng công tử Kiến, thể hiện lòng tôn kính đối với thế hệ cha anh đã phải đổ bao xương máu để dành được độc lập: “Ơ, ơ…cái cô này! Cô định làm gì tôi hả? Thì mặc xác những bộ xương với đồ vật của nó. Dưới mắt tôi, cái đống chết tiệt này chẳng có ý nghĩa gì với tôi hết!

“Này, ý nghĩa này!”. Vân gầm lên mấy tiếng, nỗi căm tức không kìm nén nổi, toàn thân lao bay vào anh chàng đứng nép ngách lò. Chỉ kịp nghe đánh “hự”, anh chàng Kiến đã ngã ụp xuống bất chợt, người đập vào hàng cột gỗ xỉn. Vân xoay người, đấm thẳng một cú nữa. Kiến lại “hự” gọn, úp sấp mặt xuống đất” [13, tr.235]. Trận đòn có thể chưa đau đối với một thanh niên như Kiến nhưng cũng đủ dạy cho tên vô ơn biết thế nào là cách sống vô liêm sỉ. Nhưng chưa hết, khi Kiến đã không một lời chia tay bạn bè giữa rừng sâu, chỉ còn lại Vân và Hiệp theo hầm lò. Đúng lúc tìm được nguồn than xi măng thì cũng là lúc “Hiệp quay người lảo đảo ngã lăn ra nền lò… lần đầu trong đời, kỹ sư Vân phải đảm nhận một công việc ngoài sức tưởng tượng. Cô đang kéo một con người, con người hằng ngày vốn bình thường với cô, giờ trở nên cấp thiết, dựa nhờ sức lực và

quyết định dứt khoát của cô để tồn tại. [13, tr.246].

Phần kết thúc: Là những suy nghĩ trăn trở của Hiệp về Kiến: “Kiến bỏ đi, rồi

lắm bù lu bu loa đây. Hắn sẽ không ngượng mồm thêu dệt những chuyện không đâu, che giấu một tư chất thấp hèn chính hắn. Chỉ phiền cho Vân, bởi Vân…” [13, tr.250]. Nhưng với những lời nói của Vân đã giải tỏa cho Hiệp và cũng là một kết thúc có hậu cho chuyến đi“Anh Hiệp! anh khỏi sợ gì hết! Em là con gái mà em không sợ thì anh không việc gì phải nghĩ ngợi. Em là em chấp hắn. Nếu giả dụ em yêu anh thật thì đã làm sao?” [13, tr.250]. Đó là một câu chuyện đầy kịch tính với những kỹ sư mỏ trong buổi đầu tìm kiếm nguồn than quý.

Không có cốt truyện: Trong các tác phẩm văn xuôi của Lý Biên Cương, đặc

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 82 -

truyện. Bởi truyện ngắn của ông thuộc loại hiện thực trữ tình. Vì vậy ông không chú trọng đi sâu vào các tình tiết truyện gây xung đột như Nam Cao, và tất yếu cũng không có đỉnh cao mâu thuẫn. Diễn tiến câu chuyện trong truyện ngắn trùng khít với diễn biến tâm lý nhân vật. Tình tiết truyện không tuân theo những quy tắc thông thường để tạo lập cốt truyện truyền thống như: Trình bày - Khai đoạn - Phát triển - Đỉnh điểm - Kết thúc, mà nó phụ thuộc vào suy nghĩ của nhân vật. Khi thì dịu êm, lúc thì đa đoan, giằng xé. Nó không tạo ra xung đột hay khẩu chiến, tính cách nhân vật cũng không bộc lộ rõ. Đó là nhân vật tâm trạng, nhân vật hướng nội nhiều hơn là hướng ngoại. Trong các truyện của mình, ông hướng ngòi bút vào thân phận người phụ nữ. Nhưng ông không hề có dụng ý châm biếm hay lên án xã hội đẩy con người vào cảnh ấy mà tư duy về hình tượng của mình bằng trái tim hơn là bằng sự phán xét, soi mói của lý tính, cách tạo dựng truyện giống kiểu “nghĩ gì, ghi nấy”. Do vậy, truyện của ông không nhằm mục đích lột tả các xung đột xã hội mà chủ yếu là tái hiện tình yêu thương, sự đồng cảm.

Từ luận điểm trên, chúng tôi đi đến kết luận: Tuyển tập của Lý Biên Cương cũng chứa đựng nhiều loại truyện không có cốt truyện, đặc biệt là truyện ngắn như: Đêm mưa; Sâm cầm ơi sâm cầm; Vườn hoang; Sữa thơm dòng sông Hương…Đây là nét tương đồng với các truyện ngắn của Thạch Lam. Những dòng cảm xúc, nội tâm của con người, những vui buồn, hờn giận, ghen tuông, sầu tủi, nhớ mong, hạnh phúc của con người đã được trải rộng ra trên những trang giấy.

Truyện đơn tuyến: Trong các tác phẩm truyện ngắn của Lý Biên Cương, cốt

truyện thường là đơn tuyến, diễn ra trong một không gian hạn chế, khắc họa về cuộc đời mỗi nhân vật nhiều chi tiết được rút ra từ cuộc sống đời thường được

ông kể lại như: Nhi (Hạ Long của một người) – một cô gái bị liệt chân trái từ

nhỏ nhưng được mệnh danh là “…cuốn từ điển Hạ Long, ai cần biết bất cứ điều

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 83 -

Phúc (Đồng Đăng có phố Kỳ…lạ) – một cửu vạn khuân hàng thuê qua biên giới

nhưng lại bị đồng nghiệp coi như món hàng mang ra gá bạc: “- Bỏ mẹ, tao hết quách tiền rồi. Đứa nào còn tao vay…Chắc lép hả? Sợ tao quỵt hả? Đây, tao đặt cọc con bé này!” [13, tr.508].

Hay một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật như: Hoan (Đột ngột) - một vận

động viên điền kinh đã vượt kỷ lục của chính mình “một phần mười giây” [13,

tr.432]; Cô gái bán hoa (Que diêm liều mình thắp sáng) đã lừa anh chàng trai tơ

một cách ngoạn mục trong một chuyến du lịch biển: “Cô giúi vào tay anh hộp diêm. Anh lần sờ, lóng ngóng rút một que, đánh mạnh. Ánh sáng ma quái xanh lẹt, xịt nhanh rồi lịm tắt. Nhưng vẫn kịp nhận ra khuôn mặt cô. Xinh quá, phong trần tơi tả mà vẫn xinh…Bộ ngực kia. Eo lưng kia…Hết nhẵn diêm à? Cần nữa không? Mẹ kiếp, đốt mãi, dạo này diêm ẩm xịt, chẳng đậu mấy que…Diêm! Luật ở đây, mỗi que soi, chi dăm nghìn. Tiền nhòm mà. Anh đánh hết mẹ nó một bao rồi” [13, tr.486-487]. Đó là những luật bất thành văn mà tác giả muốn thuật lại một sự kiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Truyện đa tuyến: Không dừng lại ở những truyện đơn tuyến, Lý Biên Cương

còn tốn nhiều giấy mực cho những truyện vừa và tiểu thuyết. Ở đó chứa đựng một hệ thống các sự kiện phức tạp, tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kỳ, đồng thời cũng tái hiện những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật. Đó là truyện đa tuyến, được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn với số phận các nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Truyện Xe pháo mã…cọc cạch được tạo dựng với ba nhân vật trung tâm: Một lão lang với cái bằng thầy thuốc nhưng lại hành nghề “vá màng trinh” hiếm có

trên đời. Một chủ cháo với bí quyết đánh tiết canh bằng nước nóng mà đông

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 84 -

một truyện hay về văn, hấp dẫn về cốt truyện. Mỗi nhân vật như một thiên truyện của cuộc sống.

Theo thống kê của chúng tôi, khi xét về yếu tố văn bản, có thể thấy một số truyện vừa và tiểu thuyết, tác giả chia thành nhiều phần, nhiều đoạn, mỗi phần, mỗi đoạn đó chứa đựng một khoảng thời gian, một sự kiện hoặc một hoạt động của nhân vật được đánh số phần I, II, III…hoặc dùng dấu * để ngắt đoạn. Bên cạnh các phần, các đoạn đó luôn song hành với tính cách, số phận các nhân vật

trung tâm như: Ngày ấy còn rừng rậm được chia từ I =>XVIII phần, có 3 nhân vật trung tâm (Ngân, Quân, Ngoãn); Câu chuyện ngắn về con đường dài được

chia từ I =>XI phần, có 3 nhân vật trung tâm đều trong một tổ công tác (Hiệp,

Vân, Kiến); Sóng cửa sông được chia từ I =>XIX phần, có 4 nhân vật trung tâm (Nhẫn, Hịch, ông Hồi, ông Mãi); Đất quê được chia thành 11 đoạn, mỗi đoạn

được dùng dấu * để ngăn cách, có 3 nhân vật trung tâm (ông Phụng, ông Sự, ông

Dân); Người đàn bà ngang qua đời tôi có 10 đoạn, với 2 nhân vật trung tâm (Hạnh và người kể chuyện xưng “Tôi”). Đặc biệt với tiểu thuyết Phù du thì cốt

truyện được tạo dựng với 25 đoạn chuyển ý nếu căn cứ theo dấu * nhưng chỉ có một nhân vật trung tâm (nhà văn Hoài Thư) và luôn xuất hiện trong các đoạn.

Các phần hoặc các đoạn được diễn ra lần lượt theo một trình tự nhưng cũng có khi chúng được đan cài vào nhau, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống, tạo nên tính sinh động và hấp dẫn cho người đọc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)