-
2.2.1 Con người bình thường giản dị, tốt xấu đan xen
Xét từ góc độ nghệ thuật thì có thể phân loại nhân vật thành ba cấp độ: nhân vật chưa có tính cách, nhân vật tính cách và nhân vật điển hình. Khi định hình con người là tâm điểm của tác phẩm, nhưng nếu nhà văn chỉ dừng lại ở việc mô tả ngôn ngữ, cử chỉ hành động cũng như quan hệ và hoàn cảnh thì con người mới
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 56 -
đạt đến mức nhân vật mà thôi. Chỉ khi nào nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong và biểu hiện thông qua hành động thì mới gọi là nhân vật có tính cách. Tính cách đạt đến mức thật sự sâu sắc thì gọi là điển hình.
Con người bình thường giản dị: Bà mẹ Yến (Đêm ấy vùng than ai thức) đón
đứa con bỏ rơi về nuôi; Bà Gián (Đất quê) cam chịu, giàu đức hy sinh; Anh bán than (Người bán than rong) luôn lạc quan, tự hào về ngôi nhà mà chính công sức
vợ chồng anh làm nên. Bên cạnh đó còn có người vợ đẹp, con khôn, điều mà trước đây anh chỉ có thể thấy trong những giấc mơ.
Người tốt, người xấu đan xen: Đó là Quý (Giai điệu thành thị), một kỹ sư du
học ở nước ngoài về đã đem tài trí của mình góp phần xây dựng quê hương, hay
tay cán bộ thuế (Người đàn bà ngang qua đời tôi) cơ hội và tàn nhẫn; ông giám đốc mỏ (Chú tò vò ấy bay đâu) lãnh đạo mỏ từ bên bờ vực phá sản đến đủ công
ăn việc làm cho hàng ngàn thợ mỏ, phúc lợi xã hội được nâng cao, đời sống văn
hóa công nhân mỏ được cải thiện…còn ông giám đốc khách sạn (Phù du) đã bày mưu đích thân kiểm tra, thử tay nghề mát xa của Phương để rồi hưởng trọn trinh
tiết và lây bệnh lậu cho cô.
Ông chủ tịch (Đất quê) là một người nghiêm khắc đến cứng nhắc, song cũng
nhận thấy một điều “Bác có phải là người ác đâu. Chính sách của ta nó rạch ròi thế” [13, tr.322]. Ông cũng là nạn nhận của một thời cải cách không tránh khỏi sai lầm về đường lối. Nhà văn đã rất khéo léo xây dựng nhân vật khi cuối truyện dần xuất hiện một anh chủ tịch xã mới (người yêu của Chính) thân thiện là đại diện về phẩm chất và ý chí của con người mới.
Quân, anh bộ đội chuyển ngành, đối lập với Ngoãn (Ngày ấy còn rừng rậm)
mồm leo lẻo, hay chọc ghẹo đời tư người khác, cưỡng đoạt Ngân. Trong vùng mỏ cũng như ngoài vùng mỏ, dưới ngòi bút Lý Biên Cương, họ xuất hiện đan xen vào nhau, thậm chí cái xấu của nhân vật này lại làm bộc lộ cái tốt của nhân vật khác.
Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG
- - - - - - -- - -
- 57 -