Thi vị hóa phương diện tình cảm trong sáng của con người

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 44)

-

1.3.3 Thi vị hóa phương diện tình cảm trong sáng của con người

Bạn bè: Ông Hồi, ông bà Mãi (Sóng cửa sông) cùng nuôi con Nhẫn “Ông Hồi

và ông Mãi là đôi bạn già con rận cắn đôi. Hai ông thân nhau từ hồi đất này còn nằm trong tay giặc Pháp tạm chiếm” [13, tr.354], mặc dù ngày ấy hai ông còn ở

hai bên chiến tuyến. Ông Phúc – ông Hạnh (Đêm mưa): “Tôi đánh bạn với ông

Phúc từ hồi hai đứa còn làm “nhau” chui lò, bé loắt choắt thế này, đội thúng than đầy è không kém người lớn. Trăm cay ngàn cực có nhau…Cháu Nguyệt là con tôi,

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 47 -

Nhuần, Soi, Hồng, Hạnh (con Hồng) (Mùa lũ): cùng quê, cùng đi thanh niên

xung phong, cùng về mỏ “Chị Nhuần, trả phép chị nhớ mang bằng được con Hạnh ra đây, chúng em mỗi đứa một tay nuôi nó ăn học” [13, tr.42].

Người thân và gia đình: Mẹ con chị Hai Bắc (Nhớ rét) “Mẹ ạ, trên phân công

vào một nhà máy xi măng mãi trong ấy. Con rất muốn đưa mẹ theo. Mẹ mỗi tuổi mỗi đứng, ở quê không còn mấy ai. Con thèm được sống với mẹ!” [13, tr.559]. Như vậy, vừa ở bên cạnh con, vừa có điều kiện tìm mộ chồng.

Soi và dì ghẻ (Mùa lũ): “Em ở với dì ghẻ, không chịu được phải bỏ nhà đi”

[13, tr.36] nhưng khi được lĩnh tháng lương đầu tiên thì“Em sẽ gửi về quê cho chị Cả em mười đồng, gửi cho dì ghẻ em mười lăm đồng…sao em nghĩ thương bà dì, dù ở nhà bà ăn ở mấy em chẳng tình nghĩa nhưng cũng vì hoàn cảnh khó khăn, một mình dì nai lưng nuôi bốn miệng ăn, bố lại ốm quanh năm” [13, tr.41].

Tình yêu nam nữ: Suyền, Ái (Đêm ấy vùng than ai thức) là một câu chuyện

tình vùng mỏ, nơi mà đôi bạn trẻ yêu thương nhau, lặng lẽ trụ lại làm việc giữa một thị xã bị bom thù tàn phá ác liệt. Họ sống quên mình và bình thản như không cần ai biết đến. Đó là những trang viết trữ tình và tài hoa.

1.3.4 Màu sắc thẩm mỹ: Cái cảm thương và chất men say của tâm hồn nhân ái, độ lượng

Bất cứ một ai, dù ở các cương vị xã hội khác nhau cũng đều cần nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình bằng cách này hay cách khác mà trong đó, các tác phẩm văn học là một loại hình rất có ý nghĩa trong quá trình này. Lý Biên Cương luôn khao khát viết thế nào cho hay, để cho ra đời những tác phẩm mà cho đến bây giờ và cả mãi sau này vẫn còn nhiều người đọc. Đọc tác phẩm của ông, cảm nhận được rất nhiều điều, trong đó nổi bật lên tình người, lòng nhân ái, bao dung thấm đậm chất nhân văn. Ta học được ở ông sự quan sát, phân tích, đánh giá sự

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 48 -

vật; ta nhận thấy nỗi day dứt trăn trở trước thời cuộc và số phận con người, biết nhạy cảm trước cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái cao thượng, cái thấp hèn. Đứng trước một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm của Lý Biên Cương nói riêng, ta thấy cuộc sống này có rất nhiều điều mà thông qua ngôn ngữ của nhà văn ta được “hưởng thụ” nhanh nhất và cũng phần nào nhờ đó mà ta thấy cuộc sống quanh ta vô cùng ý nghĩa, vô cùng thú vị.

Lý Biên Cương là một nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện thực của người thợ mỏ. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ thành thục, tinh tế với những tình huống điển hình, Lý Biên Cương đã làm được một việc lớn lao khác hẳn một số nhà văn hiện thực tiêu biểu thời trước. Ở ông có “sự tổng hợp của nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, nhiều lớp ý nghĩa, nhiều màu sắc thẩm mỹ, gợi sự suy ngẫm, liên tưởng” của người đọc và qua tác phẩm của ông họ thấy yêu quý, trân trọng ông – một nhà văn đầy nhân ái và tình người.

Sẽ có một khoảng trống không nhỏ khi giờ đây dòng văn học của vùng mỏ không còn Lý Biên Cương. Tác phẩm của ông chỉ thấp thoáng những xung đột, căng thẳng, không đao to búa lớn mà cứ đời thường giản dị, thông qua các tình huống, các cuộc đời nhân vật để nêu bật nên những giằng xé trong nội tâm, những ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Lý Biên Cương viết về những người mà cuộc đời họ là những chuyển biến hướng thiện của những tâm hồn đáng trân trọng, đó là những bi kịch chìm nổi của người phụ nữ, hay những anh chàng kỹ sư, bác sĩ tâm huyết, bức xúc. Nhưng trên tất cả những biểu hiện ấy vẫn toát lên bản chất của họ là hồn hậu, chất phác, chứa chan tình người. Lý Biên Cương xứng đáng là một trong những nhà văn đặt nền móng cho văn xuôi vùng mỏ.

Truyện ngắn Lý Biên Cương đa phần đề cập đến thân phận người phụ nữ như:

Bướm đêm; Đồng Đăng có phố kỳ…lạ; Sữa thơm dòng sông Hương...tất cả họ

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 49 -

thương nhau. Người phụ nữ trong các truyện của Lý Biên Cương thường gặp phải những hoàn cảnh xô đẩy mà họ phải chịu đựng, nhà văn hiểu thấu nỗi đau của họ, ông đã đánh động vào tâm khảm người đọc qua những mảnh đời muốn

vùng thoát mà không sao thoát ra được. Nhân vật Hạnh trong Người đàn bà

ngang qua đời tôi, là một con người cũng có những khoảng lặng của cảm xúc,

luôn vươn tới hạnh phúc để rồi qua tác phẩm, người đọc cũng có được cái nhìn bao dung trước hoàn cảnh của Hạnh.

Cuộc sống luôn là chất liệu để nhà văn phản ánh tấm lòng nhân ái, cảm thông và độ lượng của con người. Ông đã thể hiện rõ nét trong hầu hết tất cả các tác phẩm mà những dẫn chứng trên chỉ là một đôi nét phác hoạ. Chẳng hạn, khi tả bóng tối bằng cảm hứng của nhà văn: “Bóng tối quả có sức mạnh rất riêng, vui quá trời người này, buồn sâu thẳm người khác. Thử hình dung xem những đôi mới cưới, họ mong đêm đến bồn chồn, khắc khoải mức nào. Đêm càng ập nhanh càng tốt. Đấy sẽ là thời khắc phồn thực nhất của âm dương, những hơi thở nồng nhiệt, những ân ái hổn hển, đều không thể nói bằng lời, không cần nói bằng lời…Nhưng bóng tối cũng thật sự não nề, cô quạnh, trống trải, thậm chí còn hết mức kinh hoàng với những người cô đơn, những kẻ tội lỗi, những ma mãnh kinh dị, những mưu toan máu lửa.” [13, tr.564].

Với sự cảm thương và chất men say của tâm hồn nhân ái, Lý Biên Cương đã thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương trân trọng với những người “mạt vận”. Ông đã tìm thấy những hạt than lóng lánh trong sâu thẳm những thân phận con người và tỏ ra rất nhạy bén trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Ông đi vào từng ngóc ngách tâm hồn của con người để tìm ra được những cái hay, cái dở trong mỗi nhân vật và bao trùm lên tất cả là một tấm lòng nhân ái, tình người thấm đậm trong từng trang viết. Đọc truyện Lý Biên Cương chúng ta thấy rằng: hãy cố gắng hiểu những người xung quanh ta, thông cảm và có cái nhìn thiện chí, có cái

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 50 -

tâm trong sáng. Đó chính là sợi dây nối liền con người với con người, nền tảng để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Khi đánh giá một con người, nét đẹp đích thực không căn cứ vào hình thức bên ngoài mà phụ thuộc vào những giá trị bên trong tâm hồn. “Than ơ” là lời rao bán của anh chàng bán than rong vào buổi đêm, nhưng bởi “Tôi vốn là người vùng than, quanh năm sấp ngửa cùng than, đi đâu gặp được hình dáng màu sắc than là bập lấy luôn, âu cũng dễ hiểu cái thói quen cục bộ riêng mình” [13, tr.604].

Cuộc sống không phải là một con đường trải đầy hoa hồng mà luôn có những khó khăn, trắc trở. Chính trong những hoàn cảnh tưởng chừng không thể vượt qua được, lòng nhân ái đã tạo nên một nguồn sức mạnh, động lực to lớn giúp ta vững tin vượt qua những khó khăn, thử thách. Chính nhà văn đã làm cho tâm hồn và trái tim ta được rộng mở. Nhờ đó, ta sẽ thật sự cảm thông, đồng cảm trước những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.

Với truyện ngắn Bướm đêm, viết năm 1996, ông đã lấy lời “hàm ơn” cô gái

“sữa tươi” bởi cô đã dốc lòng tâm sự về cái nghề “mạt vận” với một người tri kỷ

để “thử bút viết riêng đời em” [13, tr.499].

Nếu ví cuộc sống là một bộ ghép hình nhiều mảnh, đầy sắc màu thì mỗi chúng ta là những mảnh ghép rời rạc. Lòng nhân ái chính là chất keo kết dính những mảnh ghép ấy lại với nhau. Nhờ có lòng nhân ái mà con người biết quan tâm và cảm thông nhau nhiều hơn, thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người.

Khác với các nhà văn cùng thời mặc áo lính như Đỗ Chu, Chu Lai. Đối tượng nhân vật mà ông tập trung khai thác là phái đẹp với chủ đề về tình yêu nên lời văn cũng vì thế mà có phần nhẹ nhàng, lãng mạn, nhiều lúc như tách biệt với khí thế của một vùng công nghiệp và với tiếng gầm thét của máy bay đánh phá thời chiến. Cả đời cầm bút của mình, Lý Biên Cương chỉ đi tìm lời giải cho cái cảm

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 51 -

thương và chất men say của tâm hồn nhân ái, độ lượng. “Những chuyến ngao du lãng tử làm con người mình bay bổng, tâm hồn thêm bồng bềnh, đôi mắt nhìn đời phơi phới tươi đẹp và tử tế” [12, tr.197]. Những điều này, ông đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thủa ấu thơ, thời cắp sách đến trường. Từ nhỏ cho đến những năm cuối đời, những cuốn sách hay luôn là người bạn gối đầu giường để cho ra đời những tác phẩm nhân văn, hướng thiện.

***

Lý Biên Cương là một nhà văn tiêu biểu của vùng mỏ có được nhiều tác phẩm văn xuôi. Nhìn lại chặng đường sáng tác với năm mươi năm miệt mài cầm bút, chúng ta có thể nhận thấy ông đã trải mình ở nhiều thể loại như: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ, kịch bản phim... Nhưng đọng lại trong lòng bạn đọc chính là những tác phẩm truyện ngắn. Một phong cách hào hoa, dung dị, nhưng tinh tế, sâu lắng và đặc biệt, nó mang đậm sắc thái của một miền đất thợ thuyền nghiệt ngã và mơ mộng không thể trộn lẫn. Càng về sau, lý tưởng thẩm mỹ và tính nhân văn của Lý Biên Cương càng nhuần nhuyễn đến từng con chữ trong mỗi tác phẩm. Ngòi bút luôn giàu lòng ưu ái cho những cuộc đời bất hạnh, nhiều số phận long đong.

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 52 -

CHƯƠNG 2

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 44)