Con người lý tưởng, hướng thiện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 55)

-

2.2.2 Con người lý tưởng, hướng thiện

Câu chuyện ngắn về con đường dài là một truyện vừa mà Lý Biên Cương đã

ca ngợi lớp trí thức trẻ có sức mạnh tiềm tàng của lý trí, của chính kiến, sẵn sàng đi khám phá những nơi núi rừng hẻo lánh để lao động, cống hiến, đem những hiểu biết của mình thực hiện được ước mơ hoài bão nhằm xây dựng đất nước giàu đẹp. Hơn nữa, cái hoang sơ nguyên thủy của rừng đã kích thích trí tò mò của lớp trẻ như Hiệp, Vân. Bên cạnh đó tác phẩm cũng phê phán những con người chỉ biết sống cho mình, với những luồng tư tưởng chạm đến ngưỡng cửa thực dụng. Cùng một tổ đi kiếm tìm nguồn than xi măng với những khó khăn, nguy hiểm, nhưng với Kiến “ngỡ như một chuyến du lịch, một đận nghỉ mát. Vi vu trăng gió. Huyên thuyên rừng mây” [13, tr.241].

Còn Tám (Chia tay Hải Phòng) khi gặp hoàn cảnh hai vợ chồng người khác

đánh nhau, chị đã lấy quyền công dân của mình để bảo vệ phụ nữ. Nhưng việc gia đình của chị thì lại rơi vào bế tắc, dường như chị lại buông mặc cho số phận “Em đang bấn việc. Tất cả tùy anh!” [13, tr.156], bởi chị yêu nghề, yêu cái mảnh đất mới đặt chân đến.

Nguyễn Như Giảng (Đất quê) là con người lý tưởng, đại diện cho ý chí và

lòng yêu nước của thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua lời tự sự của ông chú ruột thì: “Tôi và nó, hai chú cháu ở cùng một trung đoàn huấn luyện, rồi nó lại biên chế về tiểu đoàn tôi những ngày cuối trước khi vào trận. Vậy mà nó câm miệng, không hề hé răng nói là cháu tôi. Và cũng không hề giáp mặt tôi. Đâu phải nó không nhận ra tôi, nó biết tôi là tiểu đoàn trưởng, nhưng nó không muốn cậy tiếng người nhà làm chỉ huy” [13, tr.346]. Nhưng chưa hết, Nguyễn Như Giảng

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 58 -

còn hiên ngang trước kẻ thù ngay cả những phút cam go nhất bởi đó là quê hương, là Tổ quốc, là máu thịt của mình: “…Tên đại tá hầm hừ lấy đầu gậy hất mặt thằng nhỏ. Hắn hét: “Mày là ai, làm nghề gì?”. Thằng nhỏ khinh khỉnh không đáp. Hắn dồn hỏi lại lần nữa, mặt đỏ bừng sĩ diện với đám đàn em… Nhanh như cắt, thằng nhỏ nhổ nước miếng vào mặt đại tá hét lớn: “Tao là gì ư, tao là một người của cách mạng” [13, tr.330].

Cũng như chị Sứ (trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức), khi bị treo

trên cây, giữa sự sống và cái chết chỉ còn gang tấc, chị vẫn bình tĩnh âu yếm và dặn dò mẹ, vẫn nhớ tới đứa con bé bỏng và lòng hướng về Tổ quốc.

Tuy khác nhau về nhiệm vụ và hoàn cảnh, song ở họ đều toát lên tinh thần yêu nước và lòng trung thành với Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 55)