Điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 67)

-

2.3.2Điểm nhìn bên ngoài

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 70 -

Theo một số tài liệu nghiên cứu văn học chuyên dụng đã ấn hành trong nước, chúng tôi nhận thấy nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến điểm nhìn như một yếu tố quan trong hàng đầu của nghệ thuật tự sự.

Trong Lý luận văn học, các nhà lý luận cho rằng: “Nghệ sĩ không thể miêu tả,

trần thuật các sự kiện về đời sống được, nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với các sự vật hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hoặc gần, cao hay thấp, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào... Điểm nhìn là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật” [29, tr.310].

Khái niệm điểm nhìn được nghiên cứu toàn diện khi nó gắn với ngôi kể của người kể chuyện. Thông thường căn cứ vào ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất của người kể chuyện, các nhà nghiên cứu chia điểm nhìn trần thuật thành hai loại: Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn khách quan ở ngôi thứ ba của người kể chuyện hàm ẩn) và điểm nhìn bên trong. Loại điểm nhìn thứ nhất là điểm nhìn sử dụng trong các truyện kể truyền thống với người kể chuyện là người biết tất và kể lại câu chuyện theo ý kiến khách quan của mình. Còn kiểu điểm nhìn thứ hai là điểm nhìn trong các truyện kể hiện đại với người kể chuyện được lộ diện ở ngôi thứ nhất đồng thời là nhân vật.

Với điểm nhìn này, người kể chuyện thường giấu mặt và bao quát hết thảy câu chuyện rồi kể lại theo ý riêng của mình. Mặc dù truyện ngắn của Lý Biên Cương được sử dụng chủ yếu bởi các điểm nhìn di chuyển nhưng cũng có truyện ông sử dụng điểm nhìn bên ngoài. Trong các truyện ngắn chỉ có một truyện được nhà văn trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài và không có điểm nhìn bên trong vì đa số các truyện của Lý Biên Cương đều có sự di chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn. Nhiều người khi đọc còn quên mất có một người đang kể lại câu chuyện. Chỉ đến khi câu chuyện kết thúc thì lúc đó, người kể chuyện mới thấy cần phải lên tiếng để đưa ra quan điểm của mình.

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 71 -

Trong các tác phẩm của Lý Biên Cương các chi tiết bên ngoài của nhân vật như: hình dáng, hành động hòa quyện với môi trường hoạt động của nhân vật.

Khi ở vùng biển thì đôi mắt được gán với hình dáng loài cá thu “Cô Ái này tươi trẻ hơn, miệng cười cũng đẹp hơn. Và đôi mắt mở to, đôi mắt dài và thon hình cá thu” [13, tr.81]; “Ai nhìn đôi mắt Nhi cũng xuýt xoa. Đôi mắt thật đẹp, thật hiếm. Mắt hai mí, cong như một lườn cá nhỏ” [13, tr.159], trên dòng sông thì hình ảnh đôi mắt lại được gán với loài cá mương “Cái tiếng cười váng trên sông nước. Đuôi tóc màu đỏ quạch nắng gió đang mềm đi. Đuôi mắt tõe như

đuôi cá mương” [13, tr.265], ở vùng than thì đôi mắt của Nguyệt (Đêm mưa)

cũng một màu đen “Khuôn mặt hơi ngắn, nhưng được đôi mắt kéo lại, đôi mắt đen sẫm, hai hàng lông mi vắt lên tinh nghịch, con ngươi cứ lấp loáng sáng” [13, tr.19]; “Chưa bao giờ tôi nhìn Ngân gần vậy. Rõ hàng lông mi cong đen, hai mí

đậm như có cây bút nào kẻ thêm, mắt mọng một vầng nhỏ” [13, tr.198]. Với Hịch (Sóng cửa sông), anh chàng nhân viên ủy ban thì lại được tác giả miêu tả

với đôi mắt của một kẻ cơ hội “Đôi mắt Hịch sáng lên nanh ác. Anh ta ôm ghì

lấy cô gái trẻ không quần áo, đè vội xuống” [13, tr.359]; Với Hảo (Trăng khuyết)

khi gặp lại người yêu cũ đã cao chạy xa bay thì hình ảnh đôi mắt cũng thật hợp với tình cảnh “Tôi lợm giọng, nhưng bình tĩnh trình bày. Bỉ giả đò chăm chú nghe, đôi mắt thô lậu vận không rời cái cổ áo rộng hở hang tôi mặc” [13, tr.420]. Nhà văn chủ yếu miêu tả ngoại hình nhân vật một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ của nguời kể chuyện được miêu tả ngay trong một đoạn văn hoặc đan xen trong tác phẩm, đôi khi ông còn miêu tả gián tiếp thông qua cảm nhận của nhân vật khác “Chị ném vào anh cái nhìn sắc lẻm, chịu thua. Anh, con người của xê

dịch, của từng trải, của mọi miền quê, tinh tường là đương nhiên” [13, tr. 484].

Tuy nhiên, nhân vật trong truyện của Lý Biên Cương không phải là nhân vật

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 72 -

qua đời tôi) được tác giả xưng “Tôi”, đứng ở ngôi thứ nhất thể hiện ngay ở tên

tác phẩm và miêu tả thật chi tiết: “Tôi nhận ra nét thơ ngây của Hạnh mỗi khi Hạnh say ngủ. Hạnh ngủ, mắt nhắm nghiền, phấn son trên mặt biến mất. Đọng lại một gương mặt bầu bầu, trẻ trung, thư thái. Hơn bốn mươi, trong ánh đèn ngủ hồng ban ngày, hai con người hoàn toàn khác, không đọng vương trộn lẫn chút xíu nào…Cô chủ đẹp sững sờ, mắt long lanh sắc, miệng rời rỡi son thẫm…Cô chủ quán ngước cặp mắt nai (đứng tuổi mà vẫn nai) ngắm trăng rừng. Gương mặt Hạnh tròn sáng, thơ ngây màu lá non, hướng ngước bầu trời. Gương mặt xoáy vào tôi những run rẩy bất chợt, dáng Hạnh tràn đầy thanh khiết, ngỡ động sẽ tan biến mất…” [13, tr.516].

Ngoại hình nhân vật có ý nghĩa như một phương tiện để thể hiện tính cách. Qua khảo sát các tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhà văn ít khi miêu tả toàn vẹn ngoại hình nhân vật mà chỉ nhấn ở một số điểm nổi bật như mái tóc, đôi mắt. Bởi đôi mắt là của sổ của tâm hồn. Các nhân vật nữ thường được ông miêu tả có ngoại hình ưa nhìn đúng như tạo hóa đã ban tặng cho “phái đẹp” để qua đó nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp của dân gian

“hồng nhan bạc phận” (như đã trình bày ở phần Người phụ nữ bạc phận).

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 67)