Sự đa dạng, phồn tạp về tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 51)

-

2.2 Sự đa dạng, phồn tạp về tính cách nhân vật

Trong việc tìm hiểu một tác phẩm văn học có thể xuất phát từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu tác phẩm xuất phát từ góc độ nhân vật đang là một xu thế được nhiều người quan tâm, bởi lẽ nếu chỉ xuất phát từ bên ngoài tác phẩm thì khó có thể đánh giá được một cách cặn kẽ và đầy đủ chiều sâu tư tưởng mạch ngầm của tác phẩm.

Trong cuộc đời cầm bút của mình, Lý Biên Cương thường rất hay viết thư gửi bạn văn mỗi khi có một tác phẩm mới. Trong một lần thân quý gửi nhà văn Hoàng Lại Giang, ông tâm sự: “Tôi không cần biết mình viết loại thợ gì, chỉ biết mình đang viết về cuộc sống con người công nghiệp. Giờ thu gom lại, mới hay mình mô tả đến lắm chuyện của đủ người: Thợ lò, thợ goòng, thợ máy xúc, thợ máy khoan, thợ lái xe Mỏ, thợ cẩu tải hàng, thợ hàn, thợ địa chất…Cũng đủ mọi thành phần: Giám đốc, kỹ sư, quản đốc, đội trưởng, công nhân, hóa nghiệm viên…Cũng đủ mọi đối tượng: Thợ xưa, thợ nay, thợ mới, thợ cũ…Cũng đủ mọi vị trí: Đất liền, hải đảo, biên giới, nông thôn, thị thành. Cũng đủ lớp thợ chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng cuộc sống mới hôm nay” [14, tr.836].

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 54 -

Thật đa dạng các loại nhân vật thuộc mọi tầng lớp xã hội, lứa tuổi, vùng miền. Nhưng qua khảo sát của chúng tôi, nhân vật chính trong tác phẩm của Lý Biên Cương là người phụ nữ lao động.

Từ “cô em sữa tươi” (Bướm đêm), một người phụ nữ vì tiền bạc và tình ái, tự

dấn thân vào vòng hoan lạc với ba lần sang bên kia biên giới, tìm đến hơi thở người đàn ông để mãn dục vọng. “Tội gì phí đời, cái thân ngồn ngộn vậy mà bị quẳng xó thì hoài quá. Cho đi ở đi!…Lão chồng hờ nọ quả sộp, nhất là cái khoản tình tang…Em được hưởng kiếp làm vợ quá mãn nguyện…Em thành vợ một thằng nhóc kém em những dăm tuổi nhưng móc được gần chục lượng vàng” [13,

tr.501-502], đến Thấm (Vườn hoang), người đàn bà góa đang tuổi hồi xuân, bị

bạn rượu của chồng dùng mọi thủ đoạn gạ tình, dọa nạt. Nhưng Thấm chỉ tâm nguyện một điều “thờ chồng, nuôi con” vượt qua những lúc trống trải, những dục vọng tầm thường “Sẽ vâng lời chịu làm vợ hờ lão. Sẽ đêm đêm để lão thỏa mãn trên thân xác mình, mình chui lủi biến thành con điếm hôi điếm cỏ. Đừng hòng! Gái này dù chết già, dù mốc thối cũng không bao giờ hạ mình. Bố nó ơi, bố nó nơi chín suối, liệu thấu hiểu lòng tôi, thấu hiểu số phận mẹ con tôi đang trôi nổi giữa dòng đời cay nghiệt? Hãy tin tôi, bởi tôi đã có với bố nó thằng Thía, cái thằng hay ăn chóng lớn, niềm vui thầm lặng đời tôi, trụ cột vững chắc tôi dựa mai sau, cả ngày hôm nay. Bố nó…” [13, tr.574-575].

Còn Thảo (Thu cảm), biết chồng ngủ với gái trên tầng mà vẫn “Thây kệ chú mày” [13, tr.460], đến vợ anh chàng thầu khoán xây dựng (Người đàn bà ngang

qua đời tôi) “Bà phải thuê một U-oát lên tận đây, đập thế chứ đập nữa vẫn không

thỏa. Mày không mèo mả gà đồng, sao trâng tráo bám đít chồng tao đêm ngày? Mày tưởng tao ở xa mù hả?” [13, tr.532].

Về nghề nghiệp, địa vị xã hội, từ anh bán than (Người bán than rong) đến anh phó tiến sĩ, kỹ sư xây dựng (Giai điệu thành thị).

Luận văn thạc sĩ văn học PHẠM THỊ THU HƯƠNG

- - - - - - -- - -

- 55 -

Từ cô kỹ sư tuyển khoáng Lân (Câu chuyện ngắn về con đường dài) được

mệnh danh là “Dâu tây”: “Đang làm cơm, bỗng nổi cơn, bật một băng nhạc. Cứ thế nhảy lắc mông, lắc người, hai tay múa vung lên…Lấy chồng nhưng luôn ngậm thuốc, hỏi thuốc gì thì cãi khẽ “em ngậm kẹo mà”. Mãi sau này Hiệp mới

ngớ người, cô nàng ngậm thuốc tránh thai” [13, tr.214], đến cô Tám kỹ sư thủy lợi, cam chịu và đôn hậu (Chia tay Hải Phòng).

Hay hai vợ chồng Hiền, Phát (Bây giờ ta lại nói về nhau), không chỉ là sự

xung đột giữa hai tính cách: Cô kỹ sư Hiền, bồng bột, non trẻ, yêu nghề và trung thực với anh chồng bác sĩ ích kỷ, vô cảm và tắc trách. Sự xung đột về lối sống, trong đó có lối sống bàng quan, buồn tẻ vậy mà cứ tưởng mình là thông minh với một bên là thái độ không bằng lòng, làm con ốc cuộn mình trong vỏ cứng. Cuộc sống hối hả của một vùng công nghiệp với những tấm lòng say mê như một quy luật đã loại bác sĩ Phát, buộc anh ta phải rời bỏ vùng than chuyển về bệnh viện quê hương sau khi hạnh phúc tan vỡ không luyến tiếc, không hẳn là do bố anh thèm muốn anh về gần nhà lâu nay.

Hai chị em ruột (Bão), một bác sĩ ngã lòng quá sớm khi chồng đi bộ đội, còn

cô em thì lại có tình yêu mãnh liệt, tình yêu mạnh hơn cả bão biển. Mặc dù bão

biển rất nguy hiểm, sống chết chỉ trong gang tấc; Hai anh em ruột (Đất quê)

cùng là trung tá nhưng một là sĩ quan Ngụy, một là bộ đội cụ Hồ, đối lập nhau trong mọi cách nghĩ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cương (Trang 51)