TỔNG QUAN VỀ DNVVN

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 25)

1.2.1. Khái niệm

Tại Việt Nam, khái niệm DNVVN đƣợc định nghĩa tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2010, theo đó DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). Cụ thể:

 Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 ngƣời trở xuống.

 Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tổng vốn dƣới 20 tỷ đồng và lao động từ trên 10 đến 200 đối với các doanh nghiệp trong ngành nông-lâm- thủy sản, công nghiệp và xây dựng; tổng vốn dƣới 10 tỷ đồng và lao động từ trên 10 đến 50 đối với doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ.

 Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng vốn từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ và lao động từ trên 200 đến 300 ngƣời đối với các doanh nghiệp trong ngành nông- lâm- thủy sản, công nghiệp và xây dựng; tổng vốn trên 10 đến 50 tỷ đồng và lao động từ trên 50 đến 100 đối với doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ.

So với định nghĩa của quốc tế, thì định nghĩa DNVVN của Việt Nam chỉ tính đến quy mô tổng nguồn vốn- tổng tài sản và số lƣợng lao động, không tính đến quy mô tổng doanh thu.

1.2.2. Đặc điểm

DNVVN là loại hình sản xuất phân tán, bộ máy tổ chức nhỏ gọn nên có nhiều điểm mạnh nhƣ:

 Dễ dàng khởi sự do vốn nhỏ, số lƣợng lao động ít, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, năng động và dễ thay đổi phù hợp với thị trƣờng.

 Sẵn sàng đầu tƣ vào lĩnh vực mới hoặc lĩnh vực có mức độ rủi ro cao hơn, trong trƣờng hợp thất bại thì không bị thiệt hại nặng nề nhƣ các doanh nghiệp lớn và dễ dàng làm lại từ đầu.

 Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp do có thể tận dụng đƣợc nguồn lao động dồi dào để thay thế vốn đầu tƣ vào tài sản cố định. Với chiến lƣợc phát triển, đầu tƣ đúng đắn, sử dụng hợp lý các nguồn lực, các DNVVN có thể đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao, sản xuất đƣợc sản phẩm chất lƣợng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong điều kiện sản xuất kinh doanh có nhiều hạn chế.

 Không có hoặc có ít xung đột giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Nếu có xảy ra xung đột, mâu thuẫn cũng dễ giải quyết.

Tuy nhiên, bên cạnh một số ƣu điểm trên, các DNVVN tại Việt Nam còn khá nhiều hạn chế xuất phát từ đặc điểm chính là quy mô nhỏ và từ môi trƣờng kinh doanh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhƣ sau:

 Hạn chế về vốn sản xuất kinh doanh: khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNVVN bị hạn chế. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ và linh hoạt nên doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện về vay vốn ngân hàng và do thiếu tài sản bảo đảm cho các khoản vay.

 Chi phí sản xuất tăng cao: Hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Những ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, nguyên liệu đầu vào phụ thuộc và nguồn nhập khẩu thì khả năng cạnh tranh về giá càng khó khăn.

 Thị trƣờng đầu ra bị thu hẹp: Hầu hết các thị trƣờng truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp sau khi gia nhập WTO do sự tràn vào ồ ạt của hàng ngoại nhập, kim ngạch xuất khẩu giảm do nhiều ƣu đãi về xuất khẩu bị cắt giảm. Các thị trƣờng mới thiếu tính ổn định do chƣa tạo đƣợc uy tín, chủ yếu hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải chủ động thu hẹp sản xuất. Hàng tồn kho trong hầu hết các ngành hàng đều tăng cao, luân chuyển chậm đặc biệt là bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản.

 Chất lƣợng nguồn lao động thấp và công nghệ lạc hậu: Kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2012 cho thấy 75% lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, số lƣợng chuyên gia làm việc trong các DNVVN chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông tháng 2/2011, phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu và có tới 80% công nghệ đƣợc nhập từ nƣớc ngoài, 75% máy móc thiết bị đã hết khấu hao, 76% máy móc từ thập niên 1980-1990.

Loại hình DNVVN tại Việt Nam đang có những bƣớc tiến khá vững trong nền kinh tế. Tuy còn nhiều hạn chế, xong vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế đang đổi mới của Việt Nam là vô cùng to lớn.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)