SƠ LƢỢC VỀ QUẢN TRỊ RRTD THEO HIỆP ƢỚC BASEL II

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 36)

1.4.1. Yêu cầu về Quản trị RRTD theo Basel II

Ủy ban Basel đã ban hành 17 quy tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đƣa ra các nguyên tắc trong quản trị RRTD để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng nói chung. Mặc dù không phân biệt những nguyên tắc quản trị RRTD đối với từng đối tƣợng khách hàng, bao gồm khách hàng là DNVVN nhƣng những nguyên tắc này là nền tảng cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý RRTD phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

 Xây dựng môi trƣờng tín dụng phù hợp: hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng cần xác định quản trị RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình.

 Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh. Xây dựng giới hạn tín dụng cho từng loại khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau nhƣng có thể so sánh và theo dõi đƣợc trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Thiết kế quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín

dụng, các sửa đổi tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi giữa các bộ phận liên tham gia. Đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý RRTD có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đƣa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý RRTD.

 Duy trì quá trình quản lý, đo lƣờng và theo dõi tín dụng phù hợp: các ngân hàng cần có hệ thống quản lý cập nhật đối với các danh mục đầu tƣ có RRTD, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản nhƣ hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các cam kết của khách hàng… để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Các chính sách RRTD của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề, trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này nên giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ trong quản lý RRTD, giúp phân biệt các mức độ RRTD trong các tài sản có tiềm năng rủi ro.

1.4.2. Ứng dụng của nguyên tắc Basel II trong xây dựng mô hình Quản trị RRTD đối với tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam trị RRTD đối với tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam

Trên cơ sở những nguyên tắc về quản lý RRTD của Basel và đặc thù trong hoạt động của các NHTM Việt Nam, NHTM có thể định hƣớng trong xây dựng mô hình quản trị RRTD đối với khách hàng doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng nhƣ sau:

 Phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định tín dụng, quản lý RRTD và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, bộ phận quản lý RRTD sẽ chịu trách nhiệm xác định rủi ro tổng thể, xây dựng giới hạn tín dụng, phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện giám sát tình hình quan hệ tín dụng và diễn biến hoạt động kinh doanh của khách hàng để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro. Bộ phận khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý RRTD đồng thời kiểm tra

giám sát quá trình thực hiện cam kết của khách hàng. Nhƣ vậy, quá trình đánh giá RRTD đƣợc thực hiện một cách tổng thể, liên tục trƣớc- trong và sau khi cho vay, khắc phục đƣợc tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của bộ phận kiểm tra, giám sát tuân thủ và nâng cao hiệu quả quản trị RRTD.

 Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý trong bộ phận khách hàng, quản lý RRTD và bộ phận quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ bảo đảm tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu RRTD đƣợc nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng nhƣ tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của nhân viên các bộ phận.

 Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi RRTD để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel: xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý RRTD về kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, khả năng giải quyết vấn đề, trách nhiệm trong công việc, khả năng giao tiếp để phối hợp công việc với các bộ phận khác.

 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thƣờng xuyên và cập nhật các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận tín dụng. Mô hình quản lý RRTD hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết các vấn đề về cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhƣng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, toàn diện, chính xác của bộ phận quản lý RRTD và các bộ phận chuyên môn liên quan.

 Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng mới đƣợc các NHTM Việt Nam áp dụng trong một thời gian chƣa lâu và cần nhiều trải nghiệm, học hỏi để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lƣợng tín dụng. Các NHTM cần thực hiện xếp hạng tín dụng định kì và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong việc xây dựng chính sách khách hàng về điều kiện cấp tín dụng, về lãi suất, phí, xây dựng danh mục tín dụng hiệu quả, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Tóm lại, Chƣơng I của đề tài đã khái quát đƣợc những nội dung cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và những quy định pháp lý liên quan. Đồng thời, nêu đƣợc tình hình chung của DNVVN từ sau khi gia nhập WTO và những đặc điểm nổi bật trong quản trị RRTD đối với DNVVN.

Bên cạnh đó, Chƣơng I cũng giới thiệu đƣợc những chuẩn mực quốc tế theo Basel về rủi ro tín dụng và ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam, đúc kết đƣợc những bài học thực tiễn từ kinh nghiệm hoạt động quản trị RRTD của các quốc qua có nền kinh tế - chính trị - xã hội tƣơng đồng với Việt Nam và của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có hệ thống ngân hàng tƣơng đối hoàn thiện để rút ra những bài học hữu ích trong quá trình hoạt động quản trị RRTD của NHTM tại Việt Nam.

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

2.1. SƠ LƢỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VIETINBANK VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ĐỘNG CỦA VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

VietinBank đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển 25 năm kể từ những ngày đầu thành lập vào năm 1988 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Chuyên Doanh Công Thƣơng Việt Nam và đổi thành Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam vào năm 1996. Năm 2009 chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam với 64% vốn đƣợc nắm giữ bởi Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và 36% vốn từ nƣớc ngoài và cổ đông khác.

Cơ cấu sở hữu: Gồm 64.46% vốn của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 19.73% vốn của Bank of Tokyo- Mitsubishi, 5.39% vốn từ Quỹ đầu tƣ cấp vốn ngân hàng IFC, 2.63% vốn từ Công ty tài chính quốc tế IFC và 7.78% vốn từ các cổ đông là nhà đầu tƣ các nhân trên thị trƣờng chứng khoán (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank 2012)

2.1.2. Hệ thống mạng lƣới và thị phần

Có hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, 07 Công ty hạch toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực tài chính, 3 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực). Chiếm 20% thị phần trên thị trƣờng ngành ngân hàng.

VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất có mặt tại châu Âu với 02 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin - CHLB Đức, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Vietinbank có mạng lƣới gồm 22 chi nhánh, 102 phòng giao dịch, 556 máy ATM và 312 máy thanh toán thẻ tín dụng. Nhờ vậy, mà Vietinbank chiếm bình quân 20% thị trƣờng thẻ tín dụng, thẻ ATM hàng năm.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Chí Minh

2.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh cuối năm 2012 có 24 quận huyện. Đây là trung tâm kinh tế lớn và năng động nhất cả nƣớc. Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh càng sôi động do sự tràn vào ồ ạt của các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài đồng thời xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm khoảng 10% và đóng góp 1/3 GDP cả nƣớc. Đồng thời, đây là địa bàn có dân số trẻ với 7.7 triệu ngƣời trong năm 2012, là trung tâm tài chính, trung tâm thƣơng mại, trung tâm du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật của Việt Nam nên rất thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 20%. (Nguồn số liệu: Phụ lục 11)

Đây là địa bàn có nhiều thành phần tham gia vào nền kinh tế nhất cả nƣớc, trong đó, thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc chiếm vai trò quan trọng với tỷ lệ đóng góp hàng năm bình quân 50% GDP. Điều đáng chú ý nhất trong năm 2012 là tỷ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt từ thành phần kinh tế nhà nƣớc sang thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc. Trong thời kì từ 2007 đến 2011, tỷ lệ đóng góp GDP của kinh tế nhà nƣớc bình quân là 28% giảm còn 18% trong năm 2012, tỷ lệ đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc bình quân là 50% tăng lên 59% trong năm 2012. Điều này cho thấy trong môi trƣờng kinh tế khó khăn và cạnh tranh khốc liệt, sức chống đỡ của thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc cao hơn so với thành phần kinh tế nhà nƣớc do tính năng động và tự chủ cao hơn. (Nguồn số liệu: Phụ lục 11)

2.1.3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Minh

Bảng 2.1: Số liệu huy động vốn theo kì hạn của Vietinbank trên địa bàn TP. HCM từ năm 2011 đến 8/2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Kì hạn (Tháng) Năm 2011 Năm 2012 8 tháng đầu năm 2013 Số

liệu trọng Tỷ liệu Số trọng Tỷ liệu Số trọng Tỷ

Ngắn hạn (Từ 1-12) 58,134 90.1% 70,704 98.8% 68,407 99.1% Trung hạn (12 đến 60) 6,364 9.9% 867 1.2% 617 0.9%

Dài hạn (Trên 60) 0.62 0.0% 1.34 0.0% 1.81 0.0%

Tổng 64,499 100% 71,572 100% 69,026 100%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ về tình hình huy động vốn theo kì hạn của Vietinbank từ năm 2011 đến 8/2013)

Biểu đồ 2.1: Nguồn huy động vốn của Vietinbank trên địa bàn TP. HCM từ năm 2011 đến 8/2013

(Nguồn: Báo cáo nội bộ về tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng của Vietinbank từ năm 2011 đến 8/2013)

Theo định hƣớng tăng trƣởng nguồn vốn của cả hệ thống, số dƣ huy động vốn trên địa bàn TP. HCM chủ yếu đến từ đối tƣợng là khách hàng cá nhân, thời gian huy động phổ biến là ngắn hạn. Đây là nguồn tiền gửi dồi dào từ tiết kiệm dân cƣ, có tính ổn định cao và góp phần đƣa hình ảnh của Vietinbank đến với rộng rãi các đối tƣợng khách hàng.

 Thu nhập từ lãi vay và phí ròng trong 8 tháng đầu năm 2013 đạt 4.885 tỷ đồng, bình quân 610 tỷ đồng/ tháng, tăng 8% so với mức bình quân hàng tháng năm 2012, trong đó 25% là từ phí dịch vụ. Tỷ lệ lợi nhuận từ phí dịch vụ tăng từ 18% trong tổng lợi nhuận năm 2012 lên 25% trong 8 tháng đầu năm 2013 xuất phát từ chủ trƣơng đẩy mạnh doanh thu, dịch vụ từ phí dịch vụ, giảm bớt tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, để giảm bớt áp lực cho hoạt động tín dụng và đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

2.1.3.2. Thuận lợi và khó khăn của Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Thuận lợi

Thu hút đƣợc sự đầu tƣ của ngƣời dân và các tổ chức nƣớc ngoài: TP HCM là trung tâm kinh tế- tài chính của cả nƣớc, có nền kinh tế phát triển năng động, sầm uất nên thu hút đƣợc sự đầu tƣ của ngƣời dân và các tổ chức nƣớc ngoài một cách mạnh mẽ thể hiện qua các con số thể hiện tình hình kinh tế- xã hội của địa bàn.

Thị trƣờng của tín dụng ngân hàng rất rộng lớn với đối tƣợng khách hàng đa dạng: TP. HCM có 24 quận/ huyện, mỗi quận/ huyện trên địa bàn đều có một thế mạnh phát triển kinh tế riêng biệt với đa dạng ngành nghề và đối tƣợng kinh doanh. Thị trƣờng lao động của TP. HCM dồi dào, theo số liệu của Cục thống kê TP. HCM thì hàng năm có bình quân 120 ngàn ngƣời mới bƣớc vào thị trƣờng lao động trên cả địa bàn, thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trƣờng pháp lý thông thoáng, cơ chế hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc luôn đƣợc quan tâm cải thiện.

Nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh ngân hàng lớn từ các trƣờng đào tạo chuyên ngành ngân hàng nhƣ Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học Kinh tế- tài chính…

Khó khăn

Môi trƣờng kinh tế phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo, gian lận trong vay vốn tín dụng cao. Theo Báo Pháp luật ngày 06/09/2013, số liệu từ Cục điều tra cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn có 238 vụ gian lận thƣơng mại, trị giá trên 557 tỉ đồng, thậm chí doanh nghiệp dùng thủ đoạn làm giả hồ sơ chứng từ, giả

con dấu, chữ ký để qua mặt cơ quan quản lý, một số lợi dụng chính sách thông thoáng trong thông quan điện tử để gian lận thƣơng mại.

Cạnh tranh giữa các TCTD khốc liệt do đây là địa bàn tập trung hầu hết tất cả các TCTD, chi nhánh của TCTD trên cả nƣớc. Có trên 20 ngân hàng với tổng số trên 500 chi nhánh rải khắp địa bàn.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Tình hình tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng hàng năm

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)