Thực trạng hoạt động thẩm định cấp tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 57)

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN

2.4.1. Thực trạng hoạt động thẩm định cấp tín dụng

Thẩm định tư cách pháp lý của DNVVN

Tƣ cách pháp lý là nội dung đầu tiên cần xem xét trong quy trình thẩm định khách hàng của Vietinbank. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố bị CBTD xem nhẹ nhất trong quá trình thẩm định. CBTD thiếu sự phán xét, kiểm tra với các cơ quan ban ngành liên quan về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp thông qua Mã số thuế doanh nghiệp; không đánh giá kĩ tính hợp lý và hợp pháp của các quyết định bổ nhiệm chức danh, biên bản họp hội đồng thành viên về việc vay vốn dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các thành viên trong quá trình xử lý nợ.

Thẩm định phương án kinh doanh và tính trung thực của báo cáo tài chính

Để tiết kiệm chi phí và tránh rƣờm ra, DNVVN hầu nhƣ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Vì vậy, CBTD chủ yếu phân tích báo cáo quyết toán thuế hoặc báo cáo nội bộ có độ tin cậy không cao do cả hai loại báo cáo này đều đƣợc

lập ra để phục vụ mục đích của nhà điều hành doanh nghiệp. Hơn nữa, báo cáo tài chính của DNVVN thƣờng thiếu một bộ phận quan trọng để đánh giá dòng tiền là báo cáo lƣu chuyển tiền tệ nên kết quả thẩm định chƣa phản ánh đúng về tình hình khách hàng.

Để thu hút khách hàng và tăng trƣởng dƣ nợ, CBTD giúp khách hàng lập hồ sơ vay vốn dẫn đến thông tin đƣợc sử dụng phục vụ thẩm định mang tính chủ quan của CBTD, dẫn đến chất lƣợng thẩm định kém.

Đánh giá các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh của DNVVN

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính nằm trong hệ điều kiện cấp tín dụng DNVVN của Vietinbank

Điều kiện Quy định đối với cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản

Quy định đối với cấp tín dụng không có bảo

đảm bằng tài sản

Hệ số tự tài trợ >=15% >= 20%

Không còn lỗ lũy kế

Kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế trong 2 năm gần nhất

Kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế trong 2 năm gần nhất Hệ số thanh toán ngắn hạn >= 0,8 lần >= 1 lần

Hạng tín dụng >=BB >=A

Nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh luôn có sự sàn lọc doanh nghiệp mạnh mẽ, nhất là đối với DNVVN, sức tiêu thụ thị trƣờng giảm sút, tồn kho bị ứ đọng. Đứng trƣớc áp lực giải phóng hàng tồn kho, DNVVN phải chấp nhận bán hàng trả chậm để giữ chân đối tác, trong khi đó, khả năng chiếm dụng vốn thƣơng mại là yếu tố quyết định sự tồn tại của DNVVN trong giai đoạn kinh tế khó khăn do đây là nguồn vốn rẻ nhất so với vốn vay ngân hàng hoặc vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, giá trị hàng tồn kho và công nợ càng lớn thì hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp đáp ứng đƣợc điều kiện cấp tín dụng nhƣng nguồn tiền trả nợ không chắc chắn.

Trong khi khả năng luân chuyển hàng tồn kho và khả năng thu hồi công nợ của DNVVN thấp, thì CBTD ít chú trọng vào đánh giá các chỉ tiêu nhƣ khả năng thanh toán nhanh, khả năng trả nợ vay dựa vào lƣu chuyển tiền tệ, cũng nhƣ ít chú trọng vào phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ trên báo cáo tài chính.

DNVVN thƣờng có thị trƣờng đầu ra - đầu vào truyền thống, tƣơng đối ổn định, phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp và tiêu thụ sản phẩm do tập quán kinh doanh chủ yếu dựa vào các mối quan hệ có sẵn. Vì vậy, trong quá trình thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của DNVVN, đặc biệt trên địa bàn TP. HCM, yếu tố đầu tiên đƣợc quan tâm là thâm niên hoạt động kinh doanh của ngƣời điều hành doanh nghiệp/ chủ sở hữu doanh nghiệp vì đây hầu nhƣ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng

Chấm điểm và xếp hạng tín dụng đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở tính toán các hệ số tài chính từ báo cáo tài chính và trả lời các câu hỏi phi tài chính trên hệ thống chấm điểm tín dụng. Vì vậy, kết quả chấm điểm tín dụng phụ thuộc vào tính chính xác, khách quan của báo cáo tài chính và khả năng thu thập thông tin của CBTD.

Tuy nhiên, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với DNVVN chƣa phản ánh đƣợc mức độ rủi ro thực tế của khách hàng do CBTD xem nhẹ việc chấm điểm tín dụng, báo cáo tài chính của DNVVN có độ tin cậy không cao và có thể chứa đựng tính chủ quan của CBTD, xuất phát từ việc CBTD khai báo thông tin tài chính và phi tài chính không trung thực để kết quả xếp hạng tín dụng đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp tín dụng. Đây cũng là thực trạng chung của các chi nhánh trên toàn hệ thống Vietinbank. Trong 8 tháng đầu năm 2013, toàn hệ thống có 20.722 khách hàng với tổng dƣ nợ 178.553 tỷ đồng (chiếm hơn 50% tổng dƣ nợ toàn hệ thống) chƣa thực hiện chấm điểm tín dụng; đặc biệt có 8.006 khách hàng cho vay mới nhƣng chƣa thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng; 61.105 khách hàng chƣa thực hiện chấm điểm theo đúng quy định và 5.173 khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao.

Thẩm định tài sản bảo đảm

Đối với hoạt động thẩm định cho vay tại Vietinbank trên địa bàn TP. HCM, TSBĐ hầu nhƣ là yếu tố đƣợc thẩm định kĩ nhất để đi tới quyết định cấp tín dụng DNVVN, đặc biệt là đối với những khách hàng đƣợc đánh giá là năng lực cạnh tranh yếu so với các doanh nghiệp cùng quy mô trong ngành. Tuy nhiên, công tác thẩm định tài sản có nhiều tồn tại nhƣ sau:

 Chƣa chú trọng đến thẩm định tính pháp lý của TSBĐ: Đối với bất động sản, do thủ tục xác nhận tính pháp lý nhà đất rƣờm rà, tốn nhiều thời gian dẫn đến tình trạng CBTD bỏ qua việc thẩm định tính pháp của tài sản để rút ngắn thời gian giao dịch. Đối với TSBĐ khác nhƣ quyền đòi nợ, máy móc thiết bị, hàng tồn kho… CBTD chƣa chú trọng đến tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu chứng minh giao dịch giữa bên bảo đảm với bên phát sinh nghĩa vụ với bên bảo đảm dẫn đến nhiều hợp đồng phát sinh quyền không xuất phát từ giao dịch có thực hoặc việc thanh toán bị chi phối bởi các quan hệ thanh toán bù trừ, gán nợ thoát ly khỏi sự quản lý quyền tài sản của Ngân hàng. Khi phải xử lý, giá trị tài sản không còn hoặc còn với giá trị thấp hoặc không thể thu hồi từ bên thứ ba.

 Thẩm định giá trị tài sản bảo đảm: TP. Hồ Chí Minh là nơi có giao dịch sầm uất về các loại tài sản, từ nhà đất đến máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải… Tuy nhiên, CBTD thiếu sự khảo sát thực tế hoặc có khảo sát nhƣng không đánh giá đúng hiện trạng, đặc tính của từng loại tài sản, việc định giá phụ thuộc nhiều vào thông tin khảo sát từ internet, báo mua bán làm cho giá trị tài sản không đúng với thực trạng thực tế và Ngân hàng gặp khó khăn khi xử lý.

2.4.2. Mô hình quản trị RRTD

Năm 2013 là năm khởi đầu chuyển đổi mô hình quản trị RRTD từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung trên toàn hệ thống Vietinbank. Từ tháng 6/2013, tất cả các chi nhánh trên địa bàn TP. HCM đều áp dụng mô hình quản trị RRTD tập trung thay thế mô hình quản trị RRTD phân tán áp dụng từ trƣớc tới nay với định hƣớng lấy các chi nhánh trên địa bàn TP. HCM làm thí điểm, thực hiện chuyển đổi mô hình trƣớc tiên để đúc kết các kinh nghiệm, khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện để hoàn thiện quy trình, quy định nhằm vận hành tốt mô hình quản trị RRTD tập trung. Từ đó, tạo tiền đề thuận lợi để triển khai chuyển đổi trên toàn hệ thống.

Mô hình quản trị RRTD tập trung phân tách nhiệm vụ giữa các bộ phận, phòng ban liên quan một cách rõ ràng. Theo đó, mỗi phòng ban thực hiện một khâu trong hoạt động tín dụng, không còn tình trạng CBTD thực hiện tất cả các công việc

từ tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc khách hàng, thẩm định tín dụng, đề xuất duyệt tín dụng, quản lý khoản vay.

Nhƣ vậy, đối với mô hình tín dụng tập trung đang triển khai, RRTD đƣợc kiểm soát từ khâu chọn lọc khách hàng đến cấp tín dụng, thực hiện tín dụng và giám sát. Nhân viên đƣợc chuyên môn hóa ở từng vị trí công việc, tập trung tốt hơn vào nhiệm vụ nên hiệu quả công việc đƣợc nâng cao và RRTD đƣợc kiểm soát tốt hơn.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)