2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN
3.2.4. Giải pháp đối với tài sản bảo đảm
Các chi nhánh chủ động định hướng, xây dựng và kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay theo từng loại TSBĐ: ƣu tiên nhận tài sản có tính thanh khoản cao, dễ xử lý và ít rủi ro, hạn chế nhận tài sản là quyền đòi nợ, các loại bảo lãnh thanh toán.
Đồng thời, chi nhánh chủ động đề ra biện pháp quản lý đối với từng loại TSBĐ phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và nguồn lực của chi nhánh và đặc điểm vùng miền.
Xây dựng danh mục tài sản bảo đảm phù hợp với tính hình phát triển kinh tế, đặc điểm địa bàn TP. HCM theo từng thời kì để đảm bảo tính cạnh tranh, vẫn tăng trƣởng tín dụng và tài sản bảo đảm tốt.
Nghiêm túc tuân thủ quy trình, quy định và các hướng dẫn của Vietinbank về TSBĐ nhằm nâng cao chất lượng thẩm định:
Nâng cao chất lƣợng thẩm định tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn trong tính pháp lý và giá trị tài sản, luôn tuân thủ nguyên tắc “Chỉ nhận TSBĐ nếu quản lý, giám sát và xử lý đƣợc”. Tăng cƣờng khảo sát thực tế tài sản, thẩm định kĩ các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với từng loại tài sản.
Tăng cƣờng mối quan hệ với khách hàng để khai thác thông tin về tài sản để giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra do tình trạng bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và chủ tài sản trong quá trình thẩm định tài sản.
Thận trọng trong việc quyết định lựa chọn biện pháp bảo đảm và loại TSBĐ phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín và thiện chí của khách hàng. Tăng cƣờng nhận TSBĐ thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc ngƣời thân của chủ doanh nghiệp để nâng cao trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp. Hạn chế nhận tài sản là nghĩa vụ của bên thứ ba nhƣ bảo lãnh, quyền đòi nợ. Không nhận tài sản thuộc sở hữu chung của dòng tộc, nằm trên khu vực có tính thanh khoản thấp nhƣ khu vực tập trung xã hội đen, kém an ninh, khu vực kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm nhƣ trại hòm, dịch vụ tang lễ…
Nâng cao kiến thức, trình độ của nhân viên về các loại hình TSBĐ đồng thời tăng cƣờng chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ và phòng ban: nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của CBTD để tăng khả năng nhìn nhận các rủi ro tiềm ẩn của tài sản đồng thời đủ năng lực để quản lý tài sản.